Giống lúa mới AC5 cho năng suất cao
Giống AC5 là giống lúa quốc gia đầu tiên được tạo ra bằng kết hợp lai hữu tính với kỹ thuật nuôi cấy bao phấn ở Việt Nam.
Giống lúa mới AC5 cho năng suất cao
Giống lúa do các nhà khoa học thuộc Bộ môn Công nghệ sinh học(Viện cây lương thực và cây thực phẩm) thực hiện. TS. Nguyễn Mạnh Đôn, Trưởng Ban Khoa học, Công nghệ và Kinh tế (Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) cho biết: Đã sử dụng giống lúa AC5 để sản xuất lúa hàng hóa, chất lượng cao tại các vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ
AC5 có ưu điểm là giống lúa chất lượng cao, thời gian sinh trưởng ngắn (110 – 115 ngày), năng suất khá cao, ổn định (55- 65 tạ/ha). Giống có thể gieo cấy được 2 vụ trong năm với các hình thức gieo mạ dược, mạ sân hoặc gieo vãi. AC5 có thân cứng, chịu thâm canh, chống đổ tốt, đặc biệt có khả năng chống chịu với sâu bệnh và điều kiện bất lợi, nên có thể giảm mức đầu tư trong sản xuất.
Ngoài ra, nó còn cho tỷ lệ gạo xay xát cao, gạo có chất lượng tốt, như hạt gạo dài, trắng, trong, hàm lượng protein cao, cơm thơm, ngon, dẻo đậm.
Được biết, sau khi tạo giống lúa này thành công, các tỉnh phía Bắc đã đưa sản xuất thử và kết quả cho thấy AC5 có khả năng đẻ nhánh khỏe, giá trị kinh tế cao, chất lượng thương phẩm tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên. Hiện nay, một số tỉnh miền Bắc, đã bắt đầu có kế hoạch sử dụng AC5 thay thế dần các giống lúa thuần khác để sản xuất gạo.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.
