Giọng nói trong đầu bạn đến từ đâu?
Khoảng 4% dân số thế giới có thể nghe thấy những tiếng nói lạ văng vảng trong đầu mình.
Bí ẩn về giọng nói bên trong đầu mỗi người
Nhiều người cho rằng hiện tượng nghe thấy một tiếng nói lạ văng vẳng bên tai, trong đầu là triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực hay suy nhược cơ thể. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Hà Lan, nhiều người khỏe mạnh cũng gặp phải trường hợp này.
Giọng nói bên trong tồn tại dưới mọi dạng thức: từ tự nhắc lại danh sách những thứ cần làm trong ngày đến tái hiện lại một cuộc trò chuyện từng diễn ra, hay thậm chí tự tưởng tượng ra một cuộc đối thoại.
Giọng nói bên trong rất nguy hiểm đối với người bệnh tâm thần phân liệt và rối loạn tâm lý.
Theo các chuyên gia, đây được coi là một căn bệnh tâm thần, hay còn gọi là ảo giác thính giác. Một vài thống kê cho thấy, số người nghe thấy tiếng nói trong đầu không hề ít, chiếm đến khoảng 4% dân số. Vậy chính xác “căn bệnh” này là như thế nào và tiếng nói ấy bắt nguồn từ đâu?
Theo nhiều chuyên gia tâm lý học hiểu được nguồn gốc các cuộc độc thoại nội tâm và chúng hoạt động như thế nào ở những người khỏe mạnh có thế giúp điều trị cho những người thường xuyên nghe thấy giọng nói bên trong đầu một theo chiều hướng có hại như bệnh nhân tâm thần phân liệt và các chứng rối loạn tâm lý nguy hiểm khác. Nhiều trường hợp người bệnh thường xuyên nghe thấy giọng nói xui khiến mình tự sát, gây thương tích cho bản thân hay thậm chí sát hại người khác.
Thanh quản có hoạt động khi có giọng nói bên trong đầu.
Các nhà tâm lý trên toàn thế giới đã có một lịch sử dài nghiên cứu về tiếng nói bên trong. Nhà tâm lý người Nga Lev Vygotsky cho rằng những năm 1930 tiếng nói bên trong đầu có liên quan mật thiết đến khả năng nói to của mỗi người. Thực nghiệm quả thực đã chứng minh thanh quản có rung khi chúng ta nghe thấy những tiếng nói bên trong đầu.
Theo lời của Mosely nghiên cứu gần đây còn đưa chúng ta gần hơn nữa tới câu trả lời. Thí nghiệm chụp não những năm 1990 chỉ ra rằng vùng não Broca phụ trách nói và đối thoại cũng hoạt động khi giọng nói bên trong “trò chuyện” với chúng ta.
Theo Mosely, ảo giác ngôn ngữ âm thanh có thể đơn giản chỉ là một dạng của giọng nói bên trong mà chúng ta không ý thức được là nó do bản thân mình sinh ra. Bằng chứng ủng hộ ý kiến này đó là cả trong hai trường hợp đều có cùng một vùng não hoạt động, vùng Broca.
Vùng não Broca phụ trách lời nói và đối thoại hoạt động khi diễn ra độc thoại nội tâm.
Nhưng có điều thú vị là nghiên cứu năm 2012 của các nhà khoa học Phần Lan phát hiện ra hoạt động của toàn não bộ nói chung rất khác biệt trong hai trường hợp nghe thấy ảo giác ngôn ngữ âm thanh với khi họ cố tưởng tượng ra những lời nói như thế.
Cụ thể là khi diễn ra ảo giác thì ít có hoạt động gì từ vùng não phụ trách sự tự nhận thức của con người. Điều này lý giải sự tự nhận thức bị chặn và chúng ta sẽ không biết rằng giọng nói trong đầu thực ra là của chính chúng ta.
Mosely cho hay: “Công trình nghiên cứu không chỉ dừng lại ở tìm ra nguồn gốc của giọng nói bên trong đầu. Chúng tôi cần tiến xa hơn, tìm hiểu trải nghiệm khi đó diễn ra như thế nào để có thể tìm ra biện pháp giúp những người bị trầm cảm, rối loạn tâm lý vì nghe thấy những giọng nói ấy".