Giữa tuần này, gió mùa đông bắc sẽ tràn xuống miền Bắc
Nhiệt độ thấp nhất về đêm và sáng ở miền Bắc từ 15/2 phổ biến 14-17 độ C, khu vực vùng núi Bắc Bộ 10-13 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 8 độ C.
Ngày 12/2, nhiệt độ nhiều nơi ở miền Bắc lên trên 30 độ C do tác động của hoàn lưu vùng áp thấp phía tây. Lúc 13h, nhiệt độ tại Phù Yên (Sơn La) hơn 32 độ C, Hà Nội 29 độ C.
Từ đêm mai, một đợt gió mùa đông bắc sẽ tác động đến Bắc Bộ gây mưa rào, giông.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia nhận định hình thái thời tiết trên sẽ duy trì ở miền Bắc hết ngày mai. Từ đêm mai, một đợt gió mùa đông bắc sẽ tác động đến Bắc Bộ gây mưa rào, giông.
Trang Accuweather của Mỹ dự báo, nhiệt độ Hà Nội ngày mai 16-28 độ C, đến thứ tư nhiệt độ trong ngày 14-17 độ. Điểm cao trên 1.500 m so với mực nước biển như Sa Pa (Lào Cai) nhiệt độ thấp nhất xuống 8 độ C vào giữa tuần, ban ngày 13 độ C.
Miền Trung ngày mai thời tiết chủ đạo vẫn là tạnh ráo, có nắng, nền nhiệt cao nhất dao động trong khoảng 29-32 độ C, có nơi cao trên 33 độ C. Từ đêm 13/2, miền Trung sẽ chịu tác động của gió mùa đông bắc gây mưa giông, gió giật mạnh ở khu vực Hà Tĩnh đến Quãng Ngãi.
Nhiệt độ thấp nhất ở khu vực Bắc Trung Bộ phổ biến 14-17 độ C; khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế phổ biến 16-19 độ C.
Nam Bộ và Tây Nguyên tuần tới phổ biến ít mưa, trời nắng, nền nhiệt Tây Nguyên dao động trong khoảng 29-32 độ C, khu vực Nam Bộ 33-35 độ C.
Vịnh Bắc Bộ từ ngày 14/2 gió đông bắc mạnh dần lên cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao 2-3,5 m. Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió đông bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng biển cao 4-6 m.
Từ 15/2, vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau, khu vực giữa Biển Đông và vùng biển phía tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía tây quần đảo Trường Sa) gió đông bắc mạnh dần lên cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, sóng biển cao 3-5 m.

Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?
Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu, hình thành do sự hội tụ của tín phong hai bán cầu.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên
Yakushima là một đảo tại Nhật Bản với khí hậu rất ẩm ướt, giúp duy trì một vùng rừng mục cổ đầy sinh vật và thực vật, đặc biệt là cây mục.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).
