Giải mã bí ẩn vượn cái tự mang thai tại vườn thú Nhật Bản

Một sở thú tại miền Nam Nhật Bản đã vô cùng bối rối trong việc đi tìm lời giải thích cho bí ẩn kéo dài suốt hai năm qua: bằng cách nào mà Momo, cô vượn bị nhốt một mình trong lồng sắt tại đây lại có thể mang thai?

Cô vượn tay trắng 12 tuổi sống cô quạnh một mình và hoàn toàn không hề kết bạn với bất kỳ tri kỷ nào. Hiển nhiên là hàng xóm của cô phải bao gồm một vài cá thể vượn đực, thế nhưng chuồng của chúng được ngăn cách nhau bởi các thanh chắn kiên cố và hàng rào lưới mắt cáo lởm chởm, nên kịch bản Momo và một con vượn đực khác có thể vượt qua hai lớp bảo vệ để giao phối nhanh chóng bị những người quản lý vườn thú bác bỏ. Năm 2021, Momo lâm bồn và hạ sinh một bé vượn đực (chưa được đặt tên) với mái tóc đen cùng bộ lông trắng bao phủ gọn gàng quanh khuôn mặt.

Giải mã bí ẩn vượn cái tự mang thai tại vườn thú Nhật Bản
Momo cùng con

Bí ẩn cuối cùng cũng đã có lời giải đáp nhờ vào sự trợ giúp của các xét nghiệm DNA. Theo đó, những người quản lý vườn thú ở tỉnh Nagasaki đã xác định được cha của chú vượn con, đồng thời cũng tìm ra cách cha mẹ của chú gặp gỡ.

Sau khi nhờ một nhà nghiên cứu tiến hành phân tích DNA trong mẫu phân và tóc thu thập được vào năm ngoái từ sáu cá thể vượn: Momo và con, cùng bốn con vượn đực có tiềm năng sáng giá trong cuộc đua làm “cha đứa trẻ”, hôm thứ Ba vừa rồi Vườn bách thảo và Sở thú Kujukushima đã công bố danh tính của vượn cha: Itoh - một con vượn nhanh nhẹn 34 tuổi.

Phải mất đến hai năm để chúng tôi có thể giải mã bí ẩn này, đơn giản vì chúng tôi không thể dễ dàng lại gần để thu thập các mẫu DNA - Momo rất bảo vệ con”, Giám đốc sở thú Jun Yamano cho biết.

Đã xác định được vượn cha rồi, nhưng vẫn còn đó một câu hỏi nhức nhối không kém: nếu Momo chưa bao giờ tiếp xúc trực tiếp với Itoh, vậy bằng cách nào mà cô vượn này lại có thai ngay từ đầu?

Sở thú không có những bằng chứng tường minh kiểu như một đoạn phim giám sát, nhưng Yamano suy đoán rằng điểm tiếp xúc của hai cá thể vượn có lẽ là một lỗ hổng trên tường có đường kính chỉ 9mm.

Tại sở thú, Momo và Itoh thay phiên nhau trình diễn trước khách ghé thăm vào buổi sáng và buổi chiều trong cùng một khu vực triển lãm nằm ngay trước lồng của Momo; hai không gian này được ngăn cách chỉ bởi một vách ngăn - một tấm ván đục lỗ - với mong muốn ngăn không cho những con vượn gần gũi với nhau.

Vậy nhưng, quả thật nếu không muốn thì sẽ tìm lí do, còn nếu muốn thì sẽ tìm cách.

Chúng tôi nghĩ rằng rất có thể vào một trong những ngày mà Itoh được nhốt trong khu vực triển lãm, nó và Momo đã tiến hành giao phối, thông qua một trong những cái lỗ trên tấm vách ngăn”, Yamano nói.

Giải mã bí ẩn vượn cái tự mang thai tại vườn thú Nhật Bản
Và Itoh, cha đứa bé

Những thói quen giao phối kiểu như vậy chưa từng được ghi nhận trước đây, Yamano cho biết. Thông thường, sở thú tiến hành ghép đôi cho vượn sau hàng loạt phép thử và sai để những con vượn làm quen và thực sự cảm thấy gần gũi với nhau.

Trong tự nhiên, loài vượn lựa chọn bạn tình dựa trên những tiêu chí về ngoại hình, hành vi xã hội và giọng hát, chẳng hạn như thông qua những bài hát phức tạp mà chúng thể hiện. Sở thú không bật mí gì thêm về phương thức Itoh đã dùng để “cưa cẩm” Momo (nếu có).

Kể từ khi bí ẩn được giải mã, Yamano cho biết sở thú mong muốn sẽ chuyển Itoh đến sống cùng Momo và con của chúng.

Cả ba sẽ phải làm quen với nhau trước, nhưng hi vọng chúng sẽ sống với nhau như một gia đình”, Giám đốc sở thú nói.

Để ngăn ngừa câu chuyện tương tự có thể tái diễn, hiện sở thú đã thay thế tấm ván đục lỗ nói trên bằng một hàng rào chắn hoàn toàn không có bất kỳ khe hở nào, Yamano cho biết thêm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vượn đen má hung quý hiếm xuất hiện trong khu dân cư ở Đà Nẵng

Vượn đen má hung quý hiếm xuất hiện trong khu dân cư ở Đà Nẵng

Một cá thể vượn đen má hung vừa được lực lượng kiểm lâm Đà Nẵng phát hiện. Đây là loài động vật quý hiếm, chưa từng xuất hiện trong tự nhiên tại Đà Nẵng.

Đăng ngày: 09/02/2023
Các nhà khoa học tạo ra cá da trơn biến đổi gene bằng cách thêm DNA từ cá sấu

Các nhà khoa học tạo ra cá da trơn biến đổi gene bằng cách thêm DNA từ cá sấu

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Auburn đã sử dụng kỹ thuật biến đổi gene để thêm gene cathelicidin của cá sấu vào vào cá da trơn, giúp tăng sức khỏe của da trơn và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Đăng ngày: 08/02/2023
Bất ngờ phát hiện chó sói và linh cẩu đang cùng nhau đi săn ở Trung Đông

Bất ngờ phát hiện chó sói và linh cẩu đang cùng nhau đi săn ở Trung Đông

Một báo cáo gần đây cho biết, các nhà nghiên cứu phát hiện một bầy sói đang đi săn cùng linh cẩu, điều chưa từng xảy ra trước đây.

Đăng ngày: 07/02/2023
Chú chó già nhất thế giới được ghi danh vào sách kỷ lục Guinness

Chú chó già nhất thế giới được ghi danh vào sách kỷ lục Guinness

Khi chú chó cưng của mình được sinh ra cách đây tròn ba thập kỷ tại một ngôi làng nhỏ ở miền Trung Bồ Đào Nha, Leonel Costa khi đó mới 8 tuổi.

Đăng ngày: 07/02/2023
Những con sói ở Alaska đã ăn gì sau khi săn hết tất cả những con nai?

Những con sói ở Alaska đã ăn gì sau khi săn hết tất cả những con nai?

Tại một vùng hoãng dã của Alaska, nơi có quần thể nai chỉ khoảng 200 con. Khi loài sói bắt đầu xuất hiện tại đây, đã có nhiều dự đoán rằng chúng sẽ nhanh chóng rời khỏi đây khi săn hết nai

Đăng ngày: 05/02/2023
Những loài nào thích ứng tốt với biến đổi khí hậu?

Những loài nào thích ứng tốt với biến đổi khí hậu?

Biến đổi khí hậu có thể tác động không đồng đều lên các loài động vật vì nhiều yếu tố.

Đăng ngày: 04/02/2023
Xác loài cá từ thời tiền sử dạt vào bờ biển nước Mỹ

Xác loài cá từ thời tiền sử dạt vào bờ biển nước Mỹ

Một nhà tự nhiên học người Mỹ đã tìm thấy xác của loài cá tồn tại từ thời kỳ khủng long (còn gọi là cá tầm Đại Tây Dương) trên bờ biển phía đông nước này.

Đăng ngày: 04/02/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News