Giun lửa tự tái sinh đe dọa vùng biển Địa Trung Hải

Giun lửa râu đang sinh sôi ở vùng Địa Trung Hải ấm lên do biến đổi khí hậu, làm giảm sản lượng đánh bắt cá và đốt du khách đi tắm biển.

Những con cá trong lưới của Alfonso Barone kéo lên ngoài khơi Sicily đều bị gặm nham nhở bởi giun lửa râu (Hermodice carunculata), một loài động vật ăn thịt phàm ăn phát triển mạnh ở vùng biển Địa Trung Hải đang ấm lên, theo AFP. Loài sinh vật giống rết này dài 15 - 30 cm, ăn ngấu nghiến mọi thứ từ san hô tới cá đã chết hoặc sắp chết trong lưới đánh cá. Nhiệt độ nước biển tăng lên do biến đổi khí hậu đang thúc đẩy số lượng của chúng tăng mạnh.

Giun lửa tự tái sinh đe dọa vùng biển Địa Trung Hải
Giun lửa râu sẽ tái sinh khi bị cắt đôi. (Ảnh: AFP).

Barone giật một con giun màu đỏ dài ngọ nguậy khỏi con cá thu không đầu trên thuyền của anh. Những chiếc lông cứng màu trắng có độc của nó rụng ra dù chỉ chạm nhẹ. Ngư dân 34 tuổi cho biết anh từng bị chích vài lần, thậm chí một lần trúng mắt. Cá bị tấn công ngay khi chúng mắc lưới. "Giun lửa ăn đầu, toàn bộ phần thân, ruột cá", Barone, người chuyên đánh cá ở gần làng Marzamemi tại mũi đông nam Sicily, cho biết.

Giun lửa là động vật bản xứ ở Địa Trung Hải nhưng có số lượng ít và mới chỉ xuất hiện ở Sicily trong mùa hè. Với hiện tượng ấm lên toàn cầu, nước biển nóng lên và trở thành môi trường lý tưởng để chúng phát triển quanh năm, từ năm này qua năm khác, theo Barone. Cá bị gặm nham nhở không thể bán được, vì vậy ngư dân giảm thời gian thả lưới nhằm ngăn lũ giun ăn mồi. Kết quả là sản lượng đánh bắt thấp hơn, một phần vẫn bị những con giun màu nâu, xanh lá cây hoặc đỏ gặm nhấm. Tỷ lệ cá bị chúng ăn tăng từ khoảng 30% lên 70%.

Giun lửa râu cũng di cư tới phương bắc. Francesco Tiralongo, nhà động vật học phụ trách dự án nghiên cứu giun lửa của Đại học Catania, ghi nhận nhiều mẫu vật ở Calabria, phía nam Italy. Ông cho biết giun lửa là loài cơ hội hành động vừa giống động vật săn mồi vừa giống loài ăn xác thối. Số lượng giun ở vùng nước nông rất lớn. Trên bãi biển Marzamemi, nhiều người dân đeo mặt nạ hoặc ủng trước khi lặn. Khi đặt chân xuống nước, du khách 51 tuổi Salvatore Lazzaro bị giun lửa đốt ngày hôm trước nhưng vẫn mạo hiểm đi tắm lần nữa dưới ánh Mặt trời chói chang.

Giun lửa không chỉ khiến ngư dân lo ngại và người đi biển hoảng sợ. Hiện tượng ấm lên toàn cầu dẫn tới một số thay đổi ở Địa Trung Hải và vấn đề có thể trầm trọng hơn trong những năm tới, theo Federico Betti, chuyên gia về loài xâm hại ở Đại học Genoa. Nhiệt độ trung bình của Địa Trung Hải tăng khoảng 1,2 độ C trong 40 năm qua.

Nước biển ấm lên đồng nghĩa với ít biến động theo mùa hơn, phá hủy quần thể dưới biển sâu và làm mất môi trường sống, dẫn tới môi trường đồng nhất hơn, không thể hỗ trợ hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Hơi nóng cũng gây ra sự kiện chết hàng loạt ở một số loài. Tuy nhiên, vài loài xâm hại như cua xanh lại thích nghi với vùng biển Địa Trung Hải.

Cua xanh không có thiên địch, dù người dân Italy đang tìm cách biến chúng thành món ăn. Nhưng giun lửa râu không phải nguồn thức ăn khả thi. Dù cần nghiên cứu thêm để tìm ra giải pháp, Tiralongo có một phát hiện đáng ngại.

"Bạn không thể giết một con giun lửa bằng cách cắt đôi nó, bởi nó có khả năng tái sinh xuất sắc. Nếu bị cắt đôi, không chỉ phần đầu mọc ra nửa sau, mà nửa sau cũng tái tạo lại phần đầu chỉ trong 22 ngày", ông nói.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
5 con cá voi sát thủ đánh chìm du thuyền 128.000 USD tại Địa Trung Hải

5 con cá voi sát thủ đánh chìm du thuyền 128.000 USD tại Địa Trung Hải

Sau 2 tiếng đồng hồ liên tục bị cá voi sát thủ tấn công, chiếc du thuyền xấu số đã chìm xuống đáy biển Địa Trung Hải.

Đăng ngày: 29/07/2024
Quái vật megalodon hay cá mập trắng bơi nhanh hơn?

Quái vật megalodon hay cá mập trắng bơi nhanh hơn?

Quái vật tiền sử megalodon bơi nhanh hơn một chút so với cá mập trắng, theo kết quả nghiên cứu dựa vào nha bì như dấu hiệu hé lộ tốc độ săn mồi của chúng.

Đăng ngày: 29/07/2024
Đôi cá voi sát thủ phá hủy du thuyền 12m

Đôi cá voi sát thủ phá hủy du thuyền 12m

Lính tuần duyên phải kéo du thuyền về cảng sau khi hai con cá voi sát thủ hung dữ phá vỡ bánh lái của phương tiện gần Guilvinec, Brittany.

Đăng ngày: 28/07/2024
Cá tay đỏ: Loài cá hiếm nhất thế giới với

Cá tay đỏ: Loài cá hiếm nhất thế giới với "bàn tay" độc đáo đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng

Loài cá tay đỏ (Red handfish) là một trong những loài cá hiếm nhất thế giới, chỉ được tìm thấy ở hai mảng rạn san hô nhỏ ngoài khơi Tasmania.

Đăng ngày: 26/07/2024
Lần đầu tiên ghi hình trực tiếp cá mập bị tàu đâm trúng

Lần đầu tiên ghi hình trực tiếp cá mập bị tàu đâm trúng

Camera theo dõi gắn trên cá mập phơi nắng dài khoảng 7m cho thấy ngay sau cú va chạm, nó bỏ kiếm ăn và lặn sâu xuống biển.

Đăng ngày: 26/07/2024
Thấy cá voi khổng lồ, chàng trai vừa giơ điện thoại lên ghi hình thì giây sau chứng kiến cảnh hãi hùng

Thấy cá voi khổng lồ, chàng trai vừa giơ điện thoại lên ghi hình thì giây sau chứng kiến cảnh hãi hùng

Một con cá voi lớn đã “va chạm” với một chiếc thuyền đánh cá vào sáng ngày 23/7 vừa qua ngoài khơi bờ biển Portsmouth (New Hampshire, Mỹ), khiến hai người ngã xuống biển.

Đăng ngày: 26/07/2024
Bạch tuộc thông minh nhưng vì sở hữu hành vi kỳ lạ này mà không thể trở thành sinh vật thông minh!

Bạch tuộc thông minh nhưng vì sở hữu hành vi kỳ lạ này mà không thể trở thành sinh vật thông minh!

Chỉ số IQ của bạch tuộc thậm chí có thể so sánh với các loài động vật thông minh khác như chó và mèo, và đôi khi còn vượt qua chúng trong một số bài kiểm tra trí thông minh.

Đăng ngày: 25/07/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News