Gõ phím quá nhanh sẽ giảm chất lượng nội dung cần viết

Chỉ cần gõ bàn phím chậm lại thì chất lượng nội dung mà bạn gõ sẽ được cải thiện lên. Đó là một thủ thuật do các nhà khoa học Canada chia sẻ sau khi nghiên cứu về khả năng chuyển suy nghĩ thành văn bản của con người và thật ra, khả năng này của mỗi người là khác nhau, từ đó chất lượng nội dung mà họ viết cũng khác nhau.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học dẫn đầu bởi Srdan Medimorec, giáo sư tâm lý học nhận thức tại Đại học Waterloo, Canada đã bắt các tình nguyện viên phải viết ở tốc độ thật chậm và khi đó, điều này thật sự cải thiện cách họ suy nghĩ, sử dụng các từ ngữ, giúp tạo ra những nội dung hay hơn, chất lượng cao hơn. Giáo sư Srdan cho biết: "Khả năng đánh máy quá nhanh hoặc quá thông thạo có thể dẫn tới suy giảm quá trình viết. Có vẻ như những gì chúng ta viết ra là kết quả của sự tương tác giữa dòng suy nghĩ và những công cụ để chúng ta thể hiện chúng".


Khả năng đánh máy quá nhanh hoặc quá thông thạo có thể dẫn tới suy giảm quá trình viết.

Để nghiên cứu ảnh hưởng của việc giới hạn tốc độ viết đến khả năng viết lách, các nhà nghiên cứu đã kêu gọi các tình nguyện viên và yêu cầu họ phải gõ một bài luận bằng cả 2 tay lẫn chỉ 1 tay. Khi phân tích bài luận bằng phần mềm, họ phát hiện rằng gõ bằng 1 tay - một hành động vốn bị cản trở cưỡng bức - nhưng lại cho kết quả tốt hơn, đặc biệt là cách sử dụng từ ngữ tinh tế hơn.

Giáo sư Evan F.Risko, một thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết: "Đây là nghiên cứu đầu tiên chứng minh khi bạn cản trở một người đang gõ thì họ nội dung họ gõ ra lại càng tốt hơn. Chúng tôi không kết luận rằng các học sinh, sinh viên nên gõ bài bằng 1 tay nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy gõ càng nhanh thì nội dung càng kém". Đồng thời, nhóm nghiên cứu tin rằng khi bị ép gõ chậm xuống, người viết sẽ thời gian tận hưởng, tìm kiếm và chọn lọc từ ngữ của họ.

Mặt khác, các nhà nghiên cứu cho rằng khả năng viết sẽ được cải thiện đáng kể khi viết chậm lại bất kể là người dùng viết bằng cái gì, bằng bút trên giấy, bằng gõ phím hoặc thậm chí là sử dụng các ứng dụng biến lời nói thành văn bản. Tuy nhiên, họ thừa nhận đây chỉ là phỏng đoán và cần thêm nhiều nghiên cứu để xác minh. Mặt khác, nghiên cứu lần này sử dụng máy tính để đánh giá mức độ "hay" của một đoạn văn và có thể, điều đó sẽ giảm đi sự chính xác trong quá trình xác định chất lượng bài viết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Khi nhiệt độ xuống thấp, các mô cây đông cứng, trong suốt như thủy tinh, rừng cây là nhà của loài nhện tarantula, cây cao nhất có thể lên đến 130m, có thể tạo ra hệ sinh thái riêng biệt

Đăng ngày: 31/03/2025
Vì sao người Do Thái thông minh nhất thế giới?

Vì sao người Do Thái thông minh nhất thế giới?

Từ ngàn xưa, người Do Thái đã xem tri thức là loại vốn đặc biệt vì có thể sinh ra vốn và của cải, lại không bị cướp đoạt được.

Đăng ngày: 28/03/2025
Lịch sử ra đời của pháo hoa

Lịch sử ra đời của pháo hoa

Pháo hoa là một loại hình trình diễn công cộng thường được tổ chức trong ngày lễ tết hay các dịp kỷ niệm đặc biệt ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới.

Đăng ngày: 25/03/2025
10 vũ khí và chiến thuật đáng sợ trong chiến tranh cổ đại

10 vũ khí và chiến thuật đáng sợ trong chiến tranh cổ đại

Tâm lý chiến, vũ khí hóa học hay còi tử thần, là những vũ khí và chiến thuật đáng sợ từng được áp dụng trong chiến tranh cổ đại.

Đăng ngày: 23/03/2025
Những lời nguyền kinh hoàng, ghê rợn ám ảnh nhất mọi thời đại

Những lời nguyền kinh hoàng, ghê rợn ám ảnh nhất mọi thời đại

Lời nguyền "kim cương xanh" khiến Hoàng hậu Thái Lan Sirikit đột quỵ hay lời nguyền lãnh chúa Tamerlane khiến 7,5 triệu người mất mạng... trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng.

Đăng ngày: 22/03/2025
Thử giải bài toán khiến 98% người trên thế giới bó tay

Thử giải bài toán khiến 98% người trên thế giới bó tay

Bài toán "Ai giữ cá" tưởng chừng đơn giản nhưng khiến không ít người phải chào thua trước Einstein.

Đăng ngày: 19/03/2025
23 phương pháp tra tấn rợn người thời Trung Cổ

23 phương pháp tra tấn rợn người thời Trung Cổ

Thời Trung Cổ, để giảm tỷ lệ tội phạm và những người ngồi tù, các lãnh chúa thường nghĩ ra những phương thức tra tấn vô cùng hà khắc.

Đăng ngày: 18/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News