Góc khuất quan lại thời phong kiến: Bị ngã, chết đuối khi lên chầu vua

Những quy định chốn quan trường cho thấy một xã hội phong kiến vô cùng hà khắc, và ít được thể hiện trên các bộ phim truyền hình dã sử.

Nhiều người khi xem các phim dã sử Trung Quốc về thời nhà Thanh, thường buông lời chế nhạo các quan đại thần đứng chầu khi bị hoàng đế khiển trách, chỉ biết cúi rạp không dám lên tiếng. Nhiều người tỏ ra run rẩy, yếu ớt... khiến chúng ta đặt câu hỏi về phong thái của một vị quan thời bấy giờ.

Tuy nhiên, sử sách chỉ ra rằng, các quan đại thần cũng có nỗi khổ riêng, đến từ hàng loạt quy định vô cùng hà khắc trong thời kỳ này.

Góc khuất quan lại thời phong kiến: Bị ngã, chết đuối khi lên chầu vua
Buổi chầu triều có thể trở thành cơn "ác mộng" với các quan, dẫn tới phạm trọng tội hay thậm chí mất mạng (Ảnh: Sohu).

Nguồn tin từ Sohu cho biết, trong một buổi thượng triều thời nhà Thanh, hoàng đế có thể đến muộn, thậm chí tỏ ra ngái ngủ, uể oải, nhưng các quan trong triều không được phép biểu lộ cảm xúc này.

Được biết vào thời xưa, các quan muốn vào Tử Cấm Thành để chầu triều phải đi từ rất sớm. Nếu như thời gian bắt đầu một buổi chầu là khoảng 5 giờ, thì các quan phải đi từ tờ mờ sáng, và có mặt lúc 4 giờ, rồi đợi bên ngoài hoàng cung.

Trong đó, chỉ có những quan đại thần cấp cao, như thừa tướng, quan đứng đầu các bộ... là được phép ngồi kiệu. Còn lại, các quan đều phải đi bộ một khoảng cách rất xa từ cổng điện tới nơi diễn ra buổi chầu.

Ngoài ra, họ cũng không được phép dùng đèn lồng để soi đường, vì việc này được cho là sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ của hoàng đế.

Bởi lẽ đó, đã có rất nhiều các quan bị vấp ngã, hay thậm chí rơi xuống hào nước và chết đuối trong lúc lên dự buổi chầu, đặc biệt là những người đã có tuổi, mắt kém, đi lại khó khăn...

Góc khuất quan lại thời phong kiến: Bị ngã, chết đuối khi lên chầu vua
Những quy định chốn quan trường cho thấy một xã hội phong kiến vô cùng hà khắc (Ảnh: Sohu).

Về sau, để giải quyết tình trạng này, các quan đã thống nhất đi thành đoàn, với người dẫn đầu thường là quan bộ trưởng, được phép cầm theo một chiếc đèn lồng duy nhất để soi đường.

Theo ghi chép, các quan nếu như vắng mặt trong buổi chầu triều mà không có lý do thích đáng, sẽ bị trừ 1/4 tháng lương. Lần thứ 2 tái phạm sẽ bị trừ 3 tháng lương.

Ngoài ra, nếu các quan không lên chầu một tháng liên tục thì bị coi là "tội hình sự" và có thể bị phạt tù lên tới 1 năm theo luật.

Tất nhiên, điều luật này vẫn tương đối nhân từ so với một số triều đại khác. Tiêu biểu như ở thời nhà Minh, nếu một quan đến muộn buổi chầu, sẽ ngay lập tức bị đánh 20 trượng. Tái phạm sẽ bị đánh 100 trượng.

Nhiều vị quan già do tuổi cao sức yếu, không thể chịu được hình phạt này, bị đánh chết tại chỗ.

Không chỉ vậy, các quan cũng hầu như không dám ăn sáng, ngay cả lúc đứng đợi ngoài chính điện. Đó là vì nếu trót ăn hoặc uống nước quá nhiều, cơ thể sẽ sản sinh các "nhu cầu" không thể trì hoãn. Điều này sẽ làm gián đoạn buổi triều.

Trong một ngày mà hoàng đế cảm thấy thoải mái, các quan có thể được châm chước nếu phạm vào điều này. Tuy nhiên, nếu hoàng đế cảm thấy khó chịu, quan có thể bị mắng, phạt, thậm chí mất mạng và liên lụy đến gia đình.

Những quy định chốn quan trường cho thấy một xã hội phong kiến vô cùng hà khắc, nơi mà không một ai có thể an toàn nếu như không có được sự tỉnh táo và khôn khéo cần thiết.

Dẫu vậy, bài học từ những câu chuyện này cũng mang lại nhiều ý nghĩa giáo dục đối với cuộc sống ngày nay.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cơ sở chất thải hạt nhân độc hại nhất ở Mỹ

Cơ sở chất thải hạt nhân độc hại nhất ở Mỹ

Cơ sở Hanford vẫn là gánh nặng môi trường và nỗi ám ảnh với người dân địa phương hàng thập kỷ sau khi ngừng sản xuất plutonium.

Đăng ngày: 15/11/2024
Sự thật pharaoh đầu tiên của Ai Cập

Sự thật pharaoh đầu tiên của Ai Cập

Cho đến nay, nguồn gốc của nền văn minh Ai Cập vẫn còn khá mơ hồ. Những gì còn sót lại về vị Pharaoh đầu tiên của Ai Cập chỉ là cái tên.

Đăng ngày: 15/11/2024
Thế giới đang sử dụng những công nghệ điện hạt nhân nào?

Thế giới đang sử dụng những công nghệ điện hạt nhân nào?

Điện hạt nhân ngày nay được sản xuất từ quá trình phân hạch với 415 lò phản ứng đang hoạt động trên thế giới, chủ yếu làm mát bằng nước.

Đăng ngày: 15/11/2024
Nghiên cứu đột phá có thể giải mã bí ẩn sâu xa nhất của Trái đất

Nghiên cứu đột phá có thể giải mã bí ẩn sâu xa nhất của Trái đất

Một nghiên cứu mới với các bằng chứng mới xuất hiện cho thấy kiến tạo mảng, hay quá trình tái chế lớp vỏ Trái Đất, có thể đã bắt đầu sớm hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây.

Đăng ngày: 15/11/2024
Bức tượng 6 USD làm chặn cửa có thể đáng giá hơn 3 triệu USD

Bức tượng 6 USD làm chặn cửa có thể đáng giá hơn 3 triệu USD

Một khối cẩm thạch giá 6 USD được dùng làm chặn cửa thực chất lại là bức tượng bán thân quý giá và có thể trị giá tới 3,2 triệu USD.

Đăng ngày: 14/11/2024
Nhật xây đường băng chuyền nối Tokyo và Osaka

Nhật xây đường băng chuyền nối Tokyo và Osaka

Đường băng chuyền chở hàng vận hành tự động cả ngày sẽ giảm đáng kể lượng khí thải và giải quyết nhu cầu tăng vọt đối với dịch vụ vận chuyển.

Đăng ngày: 14/11/2024
Tháp cứu hỏa di động ngăn đám cháy lan vào khu dân cư

Tháp cứu hỏa di động ngăn đám cháy lan vào khu dân cư

Tháp cứu hỏa RainStream được thiết kế để xử lý đám cháy rừng lan tới gần khu dân cư bằng cách tận dụng hướng gió.

Đăng ngày: 14/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News