Ngày xưa, tại sao khi được vua ban chết lại phải tạ ơn?

Thời cổ đại, nếu hoàng đế ban chết cho ai đó thì người này phải bày tỏ lòng biết ơn. Chính vì vậy, có nhiều người hiện đại thắc mắc hoàng đế đã xử tử, tại sao bạn còn phải tạ ơn?

Ngày xưa, tại sao khi được vua ban chết lại phải tạ ơn?
Quan lại, quý tộc xưa khi được vua ban chết phải tạ ơn. (Ảnh minh họa: Internet).

Vậy người bị vua ban chết tại sao lại phải biết ơn? Có 2 nguyên nhân chính được đưa ra:

Thứ nhất, nếu không biết ơn, người đó có thể chọc giận hoàng đế, khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn. Trong thời cổ đại, quyền lực của hoàng đế rất lớn. Việc không tuân lệnh và bày tỏ lòng biết ơn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như cả gia đình bị xử tử.

Thứ hai, nghe có vẻ kỳ quái nhưng thời xưa coi việc ban chết là một đặc ân. Mặc dù đây thực tế là án tử nhưng người ở thời cổ đại lại xem nó là đặc quyền, chỉ dành cho tầng lớp quý tộc, đại thần và các phi tần, không phải ai cũng được hưởng.

Tại sao vua ban chết lại là đặc quyền? Ví dụ như trong triều Thanh, trước khi Hàm Phong đế qua đời, do Đồng Trị còn nhỏ nên ông đã ra lệnh cho 8 vị đại thần giúp đỡ Tân đế sự vụ. Tuy nhiên, những vị đại thần này không được thụ lý quyền lực lâu bởi họ đã bị Từ Hi Thái hậu đánh bại. 8 người họ, kẻ thì bị trục xuất, người bị sa thải. 2 người trong số này bị ban chết.

Cùng là xử tử nhưng nếu ban chết thì người đó được lựa chọn giữa tự vẫn hoặc uống thuốc. Điều này không chỉ giữ được phẩm giá mà còn giúp họ toàn thây. Trong khi đó, trường hợp bị đưa ra pháp trường xử trảm sẽ bị mất phẩm giá, cơ thể không trọn vẹn. Như vậy, được vua ban chết chẳng phải là một đặc quyền hay sao?

Nhìn chung, người bị ban chết dù không hạnh phúc trong lòng, không muốn mất mạng nhưng vẫn phải nghĩ đến người thân xung quanh. Họ buộc phải bày tỏ lòng biết ơn với bề trên. Hơn nữa, trong xã hội cổ đại, vua chúa, hoàng đế được xem như thiên tử, có quyền sinh quyền sát, người bị ban chết không những phải chấp nhận mà còn phải nói lời tạ ơn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao cỏ lăn lại được coi là cơn ác mộng của người dân Mỹ?

Tại sao cỏ lăn lại được coi là cơn ác mộng của người dân Mỹ?

Mỗi mùa thu và mùa đông, một số lượng lớn cỏ lăn (Tumbleweed) sẽ mọc trên vùng đồng bằng miền Trung Tây Hoa Kỳ.

Đăng ngày: 20/03/2024
Vì sao con người thường tỉnh giấc trước khi bị chết trong giấc mơ?

Vì sao con người thường tỉnh giấc trước khi bị chết trong giấc mơ?

Các chuyên gia cho biết việc mọi người thường tỉnh giấc trước khi bị chết trong giấc mơ là phản ứng tự nhiên trước cơn ác mộng - một cách để tự bảo vệ bản thân khỏi cảm giác sợ hãi.

Đăng ngày: 20/03/2024
Lợn rừng tràn ngập ở Bavaria, Đức nhưng vì sao không ai dám ăn thịt chúng?

Lợn rừng tràn ngập ở Bavaria, Đức nhưng vì sao không ai dám ăn thịt chúng?

Ở Bavaria, Đức, mỗi mùa săn, thợ săn đều vào rừng săn lợn rừng nhưng lợn rừng bị giết thường không ăn được hoặc không bán được vì hầu hết lợn rừng ở đó đều có nồng độ phóng xạ hạt nhân quá cao.

Đăng ngày: 20/03/2024
Vì sao phụ nữ mắc bệnh xương khớp cao hơn nam giới?

Vì sao phụ nữ mắc bệnh xương khớp cao hơn nam giới?

Nữ giới có nguy cơ loãng xương, viêm xương khớp và viêm khớp cao hơn đàn ông có liên quan đến hormone giới tính.

Đăng ngày: 20/03/2024
Tại sao chim kiwi tiến hóa không có cánh nhưng lại có khứu giác rất nhạy?

Tại sao chim kiwi tiến hóa không có cánh nhưng lại có khứu giác rất nhạy?

Có thể bạn chưa biết, Kiwi là loài chim duy nhất trên thế giới có lỗ mũi bên ngoài ở đầu mỏ.

Đăng ngày: 18/03/2024
Vì sao các công chúa nhà Đường rất khó lấy chồng?

Vì sao các công chúa nhà Đường rất khó lấy chồng?

Các nàng công chúa thời Đường (Trung Quốc) dù xinh đẹp như tiên, địa vị cao quý nhưng cực kỳ khó gả chồng, đa số gia đình quan lại rất sợ phải cưới họ.

Đăng ngày: 17/03/2024
Vì sao con cái sinh ra từ hôn nhân giữa họ hàng thời xưa gần như đều không bị thiểu năng?

Vì sao con cái sinh ra từ hôn nhân giữa họ hàng thời xưa gần như đều không bị thiểu năng?

“Họ hàng lấy nhau” là chuyện không lạ lẫm trong thời phong kiến ở Trung Quốc.

Đăng ngày: 17/03/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News