Vì sao giun đầu búa luôn bị coi là nỗi kinh hoàng tại nhiều quốc gia?

Giun đầu búa là một trong những sinh vật kỳ lạ và nó đã nhận được rất nhiều sự chú ý của thế giới trong những năm gần đây.

Giun đầu búa là loài động vật ăn đêm cổ xưa

Giun đầu búa thuộc về một nhóm động vật cổ xưa được gọi là Geoplanidae, hay còn được biết đến với cái tên khác là giun dẹp trên cạn. Những sinh vật độc đáo này đã tiến hóa hàng trăm triệu năm trước để rời bỏ môi trường nước - nơi nhiều loài giun dẹp vẫn sinh sống cho tới tận ngày nay - để tìm kiếm sự sống trên cạn.

Theo Grunge, tính đến năm 2023, các nhà sinh vật học đã mô tả khoảng 910 loài giun dẹp trên cạn, mặc dù người ta biết rất ít về thói quen của những sinh vật kỳ quái này và còn nhiều bí ẩn nữa vẫn chưa được khoa học biết đến.

Vì sao giun đầu búa luôn bị coi là nỗi kinh hoàng tại nhiều quốc gia?
Giun đầu búa còn có tên gọi khác là giun dẹp trên cạn.

Được phân loại theo chi Bipalium - tạm dịch là "hai xẻng" và đề cập đến những cái đầu vô cùng kỳ lạ của chúng - giun đầu búa có kích thước tương đối lớn, với một số loài dài tới nửa mét. Tính đến năm 2023, có 62 loài giun đầu búa được mô tả, với nhiều loài có sọc và màu sắc khác nhau.

Một số loài giun đầu búa có đốm đen ở vị trí giống như mắt nhưng trên thực tế chúng không có mắt thật và chỉ có thể cảm nhận được ánh sáng và bóng tối.

Giun đầu búa chủ yếu sống ở các khu rừng nhiệt đới, vì chúng cần môi trường ẩm ướt, tương đối mát mẻ để giữ đủ nước. Nhưng trong những điều kiện thích hợp, chẳng hạn như sau những đợt mưa lớn, chúng có thể sẽ xuất hiện nhiều hơn. Giống như tất cả các loài giun dẹp trên cạn, chúng sống về đêm và hiếm khi được nhìn thấy vào ban ngày.

Thông thường, chúng dành cả ngày để ẩn mình dưới những tảng đá, khúc gỗ và lá rụng. Nếu không có những vệt chất nhờn giống như sên đặc trưng của chúng, hầu hết mọi người sẽ không bao giờ biết chúng đang ở xung quanh nhà mình.

Vì sao giun đầu búa luôn bị coi là nỗi kinh hoàng tại nhiều quốc gia?
Giun đầu búa chủ yếu sống ở các khu rừng nhiệt đới.

Những kẻ săn mồi phàm ăn

Được coi là một trong những kẻ săn mồi hàng đầu trong rừng, giun đầu búa sẽ xuất hiện sau khi trời tối để săn giun đất, ốc sên, sên, cuốn chiếu và rận gỗ. Chúng lướt đi trên mặt đất bằng chất nhầy đặc và một cấu trúc đặc biệt gọi là "đế leo" - về cơ bản là một miếng đệm được bao phủ bởi một chùm lông nhỏ - và tuần tra tìm kiếm con mồi bằng cách từ từ di chuyển chiếc đầu hình đầu búa của chúng qua lại. Sử dụng các thụ thể đặc biệt nằm trong một đường rãnh ở mặt dưới của đầu, những con giun này xác định mùi hương và khó chặt mục tiêu săn đuổi của mình.

Khi một con giun đầu búa có mục tiêu, nó sẽ nhanh chóng tập trung vào con mồi của mình. Để bắt con mồi, giun đầu búa sẽ quấn cơ thể quanh nạn nhân của nó giống như một con trăn anaconda thu nhỏ, chúng sẽ nhốt con mồi trong chất nhờn dính.

Vì sao giun đầu búa luôn bị coi là nỗi kinh hoàng tại nhiều quốc gia?
Giun đầu búa sẽ xuất hiện sau khi trời tối để săn giun đất, ốc sên, sên, cuốn chiếu...

Trong một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên PLoS One, chúng cũng sử dụng một phương pháp mà các nhà sinh vật học gọi là "đóng nắp", trong đó chúng xác định vị trí và nhấn chìm đầu của con mồi để ngăn chặn chúng chạy thoát. Một số loài thậm chí còn sử dụng nọc độc để săn những con mồi có kích thước lớn.

Giun đầu búa có thể tự nhân bản chính mình

Khi nói đến sinh sản, giun đầu búa có nhiều lựa chọn hơn rất nhiều loài động vật khác trên hành tinh của chúng ta. Tất cả các loài giun đầu búa đều lưỡng tính - nghĩa là mỗi con giun đầu búa đều sở hữu cả bộ phận sinh sản đực và cái, do đó, bất kỳ hai cá thể nào cũng có thể giao phối và sinh ra con cái. Sau khi giao phối, cả hai con giun đầu búa sẽ đẻ ra một vỏ trứng gọi là kén và những con giun búa nhỏ sẽ chui ra khỏi kén vào khoảng 21 ngày sau đó. Nhưng đây không phải là phương pháp ưa thích cho hầu hết các loài.

Phương thức sinh sản phổ biến nhất của giun đầu búa là "phân mảnh". Bất cứ khi nào chúng thích, một con sâu đầu búa chỉ cần cắm đuôi của nó vào đất, vặn vẹo cơ thể và cắn đứt nó. Sau 7 đến 10 ngày, phần đuôi sẽ tự mọc đầu và trườn ra ngoài như một cá thể hoàn toàn mới. Trong thời gian này con giun ban đầu cũng tự mọc đuôi mới, điều này nghĩa là nó có thể lặp lại hành vi sinh sản đặc biệt này này vài lần mỗi tháng.

Vì sao giun đầu búa luôn bị coi là nỗi kinh hoàng tại nhiều quốc gia?
Tất cả các loài giun đầu búa đều lưỡng tính.

Giun đầu búa có độc

Trong một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên PLoS One, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng một số loài giun đầu búa tạo ra một chất độc thần kinh cực mạnh gọi là tetrodotoxin, chất mà chúng có thể sử dụng như một cơ chế phòng thủ và để khuất phục con mồi. Trước nghiên cứu, các nhà sinh vật học tin rằng chỉ những động vật cao cấp hơn mới có thể tạo ra tetrodotoxin. Cho đến nay, giun đầu búa là loài động vật không xương sống trên cạn đầu tiên và duy nhất được biết là sử dụng nó.

Tetrodotoxin nổi tiếng là chất độc được sản xuất bởi các loài động vật nguy hiểm như bạch tuộc đốm xanh và cá nóc. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, tetrodotoxin có thể làm tắt quá trình truyền dẫn thần kinh và làm tê liệt đồng thời tất cả các cơ của cơ thể. Điều này ức chế hô hấp và chức năng tim và có thể nhanh chóng gây tử vong nếu không có sự can thiệp của y tế. Tệ hơn nữa là cho tới nay, tetrodotoxin vẫn là một trong những chất độc nguy hiểm nhất thế giới và nó không có thuốc giải độc.

Vì sao giun đầu búa luôn bị coi là nỗi kinh hoàng tại nhiều quốc gia?
Một số loài giun đầu búa tạo ra chất độc thần kinh cực mạnh gọi là tetrodotoxin.

Nhiều loài giun đầu búa là loài xâm lấn

Ban đầu, chúng chỉ sống trong các khu rừng nhiệt đới và ôn đới ẩm ướt ở Châu Á, Úc, New Zealand, Nam Mỹ và một số đảo ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Tuy nhiên, giun đầu búa hiện được tìm thấy phổ biến trên khắp thế giới, bao gồm cả các vùng của Châu Âu và Bắc Mỹ.

Bắt đầu từ năm 1878, các nhà sinh vật học đã chú ý đến những con giun khác thường này. Trên thực tế, một trong những loài xâm lấn phổ biến nhất thuộc loài giun đầu búa là Bipalium kewense, đã được phát hiện tại Kew Gardens của London, Anh

Thật không may, chúng ăn giun đất, rận gỗ, ốc sên và sên, tất cả đều là những sinh vật quan trọng về mặt sinh thái giúp tăng cường sức khỏe của đất, vì vậy cuộc xâm lược của chúng có khả năng gây ra thảm họa cho hệ sinh thái địa phương và các loài bản địa. Giun đầu búa đã âm thầm xâm chiếm nhiều khu vực mới trong nhiều thập kỷ.

Vì sao giun đầu búa luôn bị coi là nỗi kinh hoàng tại nhiều quốc gia?
Giun đầu búa đã âm thầm xâm chiếm nhiều khu vực mới trong nhiều thập kỷ.

Chúng có thể mang theo ký sinh trùng

Có rất nhiều lý do để lo lắng về giun đầu búa. Chúng có vẻ ngoài đáng sợ, nhầy nhụa, dường như bất khả chiến bại vì không có loài thiên địch và có thể gây hại cho hệ sinh thái địa phương. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hơn là chúng cũng có thể mang mầm lây nhiễm của một loại ký sinh trùng được biết là lây nhiễm sang người điển hình là giun phổi chuột.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, giun phổi chuột là một loại giun tròn ký sinh - thường lây nhiễm cho chuột nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và hệ thần kinh trung ương của con người. Các triệu chứng nhiễm trùng bao gồm đau đầu, buồn nôn, cứng cổ, đau bụng, nôn mửa, cảm giác lạ ở tay chân và các vấn đề về mắt. Thậm chí đáng lo ngại hơn, trứng của giun tròn có thể mắc kẹt trong các mao mạch và gây ra phản ứng viêm nghiêm trọng trên toàn cơ thể.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao đồ ăn của Ấn Độ chủ yếu là ở dạng sệt?

Tại sao đồ ăn của Ấn Độ chủ yếu là ở dạng sệt?

Người Ấn Độ đặc biệt thích chế biến các loại thực phẩm và gia vị thành dạng sệt, vì vậy khi nhắc đến đồ ăn Ấn Độ, người ta nghĩ ngay đến các loại bột nhão. Vậy tại sao người Ấn Độ thích ăn đồ ăn dạng sệt?

Đăng ngày: 25/05/2023
Tại sao “thành phố nổi” Venice gần 2.000 năm vẫn đứng vững dù xây bằng nền gỗ?

Tại sao “thành phố nổi” Venice gần 2.000 năm vẫn đứng vững dù xây bằng nền gỗ?

Nhờ thành phần bí ẩn, những ngôi nhà ở Venice dù nằm trên sàn gỗ có cọc cắm sâu vào nền nhưng vẫn tồn tại hơn nghìn năm.

Đăng ngày: 24/05/2023
Vì sao Rjukan được mệnh danh là

Vì sao Rjukan được mệnh danh là "thị trấn không có Mặt trời"?

Rjukan là một thị trấn nhỏ của Na Uy, ánh nắng tại đây luôn được coi là một điều xa xỉ vì những cư dân tại đây không thể nhìn thấy chúng suốt từ tháng 9 đến giữa tháng 3 năm sau.

Đăng ngày: 24/05/2023
Tại sao thuốc điều trị ngộ độc botulinum lại khan hiếm?

Tại sao thuốc điều trị ngộ độc botulinum lại khan hiếm?

Không chỉ đắt đỏ, BAT (Botulinum antitoxin heptavalent), loại thuốc điều trị ngộ độc botulinum còn trở nên khan hiếm bởi nhiều lý do khác nhau.

Đăng ngày: 23/05/2023
Vì sao nhiều cha mẹ Bắc Âu để trẻ sơ sinh ngủ ngoài trời -26 độ C?

Vì sao nhiều cha mẹ Bắc Âu để trẻ sơ sinh ngủ ngoài trời -26 độ C?

Để con nhỏ ngủ ở ngoài trời, ngay cả giữa mùa đông lạnh giá là điều bình thường, thậm chí còn được khuyến khích ở các nước Bắc Âu.

Đăng ngày: 22/05/2023
Con người đã đi vào vũ trụ từ rất lâu, nhưng tại sao biển sâu vẫn là điều bí ẩn đối với nhân loại?

Con người đã đi vào vũ trụ từ rất lâu, nhưng tại sao biển sâu vẫn là điều bí ẩn đối với nhân loại?

Có gì ở biển sâu? Con người thậm chí đã đi vào vũ trụ từ rất lâu, tại sao biển sâu trong Trái đất vẫn chứa nhiều bí ẩn đối với nhân loại như vậy?

Đăng ngày: 22/05/2023
Vì sao người gầy cũng bị mỡ máu cao?

Vì sao người gầy cũng bị mỡ máu cao?

Người gầy cũng có thể bị mỡ máu (máu nhiễm mỡ) do di truyền, do tuân thủ chế độ ăn kém lành mạnh, ít vận động thể chất hay hút thuốc.

Đăng ngày: 22/05/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News