Phát hiện loài giun ruy băng đầu tiên ở Caribean

Các nhà sinh vật học phát hiện một loài giun ruy băng chưa từng được biết đến dưới đáy biển ven đảo Bocas del Toro của Panama.

Trong một chương trình đào tạo về Phân loại học của Viện Nghiên cứu Nhiệt đới Smithsonian (STRI) ở Panama, nhà sinh vật học Natsumi Hookabe đã bắt gặp con giun biển kỳ lạ với kích thước thân tương đối lớn, cơ thể màu sẫm và có nhiều đốm trắng. Đây là chuyến thám hiểm đầu tiên của Natsumi bên ngoài Nhật Bản, vì vậy cô tự hỏi sinh vật này là một loài quý hiếm mà cô chưa từng nghe tới hay là một loài hoàn toàn mới.


Loài giun ruy băng mới được phát hiện tại vùng biển Panama. (Ảnh: Natsumi Hookabe).

Với sự giúp đỡ của Maycol Madrid, nhà sinh vật học làm việc tại phòng thí nghiệm của Tiến sĩ Collin, Natsumi đã được phép thu thập mẫu vật và mang về phòng thí nghiệm ở Nhật Bản để phân tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy đó thực sự là sinh vật chưa được khám phá.

Trong một báo cáo mô tả loài trên tạp chí Đa dạng Sinh học biển, Natsumi đã đặt tên cho loài mới là Euborlasia maycoli sp. nov. như một lời cảm ơn tới đồng nghiệp. "Nếu không có Maycol, chuyến thám hiểm của tôi sẽ không thành công như thực tế. Tôi thực sự đánh giá cao sự giúp đỡ chân thành của anh ấy trong suốt thời gian tôi ở Panama", Natsumi chia sẻ.

Nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng Euborlasia maycoli sp. nov. là đại diện đầu tiên của chi giun ruy băng Euborlasia được phát hiện tại vùng biển Caribe.

Chương trình đào tạo về Phân loại học của STRI đã diễn ra trong hai tuần với mục tiêu bồi dưỡng kỹ năng phân loại các sinh vật biển chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng (bao gồm cả loài mới). Dự án được hỗ trợ bởi Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ - cũng mang đến cơ hội giao lưu và học hỏi cho các nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Đăng ngày: 10/02/2025
Những điều thú vị về con sam biển

Những điều thú vị về con sam biển

So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Đăng ngày: 08/02/2025
Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Đăng ngày: 06/02/2025
Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương

Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Đăng ngày: 31/01/2025
Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?

Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?

Loài cá vẹt được bày bán tại một số chợ vùng biển. Gần đây, các diễn đàn, cộng đồng mạng kêu gọi không nên ăn cá này vì nhiều lý do đặc biệt.

Đăng ngày: 24/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News