Vì sao phần lớn loài người thuận tay phải?

Cứ 10 người thì 9 thuận tay phải - một sự mất cân bằng mà các nhà nghiên cứu đã cố gắng giải thích trong nhiều thập kỷ qua những vẫn chưa có kết quả cụ thể.

Một trong những ý tưởng được xem là giả thuyết chiến đấu cho rằng: “Thuận tay trái cung cấp lợi thế trong chiến đấu, mặc dù ảnh hưởng tổng thể tới sức khỏe thể chất khiến cho người thuận tay trái trở nên hiếm gặp trong dân số”. Thực tế, nam giới - những người trong lịch sử luôn đi đầu trong các cuộc cạnh tranh giành được tài nguyên và bạn tình - có tỉ lệ thuận tay trái cao hơn so với nữ giới.


Hình vẽ mô tả một người cổ đại cầm giáo bằng tay phải. (Ảnh: Bigthink).

Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy người thuận tay trái thường xuất sắc hơn so với người thuận tay phải, đặc biệt là trong các môn thể thao đòi hỏi phối hợp tay- mắt như: quần vợt, bóng chuyền và bóng chày. Điều này có thể là do người chơi không quen việc đấu với người thuận tay trái vì họ hiếm gặp hơn.

Một vấn đề lớn với giả thuyết chiến đấu là bất lợi về sức khỏe đã được dự đoán trước lại không được chứng minh trong các nghiên cứu lớn. Nhìn chung, người thuận tay trái không có vẻ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề sức khỏe hơn so với người thuận tay phải, thời gian sống của họ cũng không ngắn hơn.

Nhận thấy vấn đề rõ ràng này, một nhóm ba nhà khoa học tại Đại học Lund (Thụy Điển) và Chester (Anh) đã đề xuất một phiên bản cập nhật của giả thuyết chiến đấu phù hợp hơn với dữ liệu hiện tại. Trong một bài báo được đăng trên tạp chí Symmetry, ba nhà khoa học Matz Larsson, Astrid Schepman và Paul Rodway cho rằng:Trong suốt lịch sử loài người, những người thuận tay phải thực sự có lợi thế chiến đấu hơn nhiều, đó là lý do tại sao họ đông hơn".

Câu hỏi đặt ra là vì sao người thuận tay phải lại có lợi thế chiến đấu? Theo các nhà nghiên cứu, điều đó liên quan đến vị trí của trái tim và suy nghĩ rằng con người đã thực hiện hầu hết các cuộc đối đầu với vũ khí cầm tay sắc nhọn như các cây giáo gỗ suốt phần lớn của lịch sử con người.

Khoảng ba phần tư của trái tim được đặt ở bên trái của ngực, làm cho phía trái của ngực trở thành một mục tiêu dễ bị tấn công. Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng khi con người chiến đấu với vũ khí đâm, tay sử dụng để cầm vũ khí sẽ quyết định khu vực của ngực bị tiếp xúc với đối thủ. Việc cầm vũ khí bằng tay trái sẽ xoay phía trái của ngực, do đó là phần lớn của trái tim sẽ hướng về kẻ địch. Trong khi cầm vũ khí bằng tay phải sẽ xoay nó đi xa khỏi phía kẻ thù. Hơn nữa, cánh tay trái có thể được sử dụng để chống lại các đòn đâm của đối thủ trong chiến đấu.

Tổng hợp lại, điều này có nghĩa là người thuận tay phải có thể được bảo vệ tốt hơn khỏi những đòn đâm chết người.

Dựa trên phiên bản mới của giả thuyết chiến đấu, có thể đưa ra một dự đoán quan trọng: “Vì không có bất lợi về sức khỏe từ việc sử dụng tay trái và chiến đấu với vũ khí đâm không còn là áp lực tiến hóa, chúng ta có thể thấy tỷ lệ người thuận tay trái ở các xã hội hiện đại giữ nguyên hoặc tăng lên rộng rãi”. Một số nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ người thuận tay trái đã tăng trong thế kỷ 20, nhưng chưa rõ liệu đó có phải là do di truyền hay văn hóa.

Cần lưu ý rằng giải thích mới về ưu thế của người thuận tay phải vẫn còn là một giả thuyết, dựa trên suy đoán từ các sự kiện sinh lý học và giai thoại hành vi, được hỗ trợ bởi các tập dữ liệu quan sát lớn. Giả thuyết chiến đấu cập nhật là hợp lý, nhưng vẫn chưa được chứng minh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bão không bao giờ vượt qua xích đạo?

Tại sao bão không bao giờ vượt qua xích đạo?

Những cơn bão trên Trái Đất hiếm khi tiếp cận đường xích đạo, kỳ lạ hơn, chúng thậm chí không bao giờ vượt qua ranh giới này.

Đăng ngày: 07/05/2025
Tại sao không có tàu điện ngầm nào chạy dưới Tử Cấm Thành?

Tại sao không có tàu điện ngầm nào chạy dưới Tử Cấm Thành?

Có nhiều thắc mắc của hậu thế xoay quanh chủ đề Tử Cấm Thành (Trung Quốc). Trong đó, nhiều người tò mò lý do tàu điện ngầm không được phép hoạt động dưới Cố Cung.

Đăng ngày: 06/05/2025
Sau cừu Dolly, tại sao vẫn chưa nhân bản con người?

Sau cừu Dolly, tại sao vẫn chưa nhân bản con người?

Vào năm 1996, chú cừu Dolly gây xôn xao khắp thế giới sau khi trở thành động vật có vú đầu tiên được nhân bản thành công từ tế bào trưởng thành.

Đăng ngày: 05/05/2025
Tại sao người Ai Cập kỳ công ướp xác?

Tại sao người Ai Cập kỳ công ướp xác?

Người Ai Cập cổ đại ướp xác người chết vì họ tin rằng đó là cách để người chết tận hưởng cuộc sống vĩnh cửu ở thế giới bên kia.

Đăng ngày: 04/05/2025
Tại sao thực phẩm hết hạn sử dụng vẫn có thể ăn được?

Tại sao thực phẩm hết hạn sử dụng vẫn có thể ăn được?

Mỗi khi cầm thực phẩm lên, nếu xem thấy nhãn hàng hết hạn sử dụng, hầu hết chị em thường bỏ đi bởi sợ không an toàn cho sức khỏe.

Đăng ngày: 04/05/2025
Vì sao tiếng Pháp là một trong những ngôn ngữ lãng mạn nhất thế giới?

Vì sao tiếng Pháp là một trong những ngôn ngữ lãng mạn nhất thế giới?

Tiếng Pháp được biết đến là ngôn ngữ của sự logic và chặt chẽ, từng có thời nó là ngôn ngữ của pháp lý và ngoại giao "thống trị" ở thế giới phương Tây.

Đăng ngày: 03/05/2025
Vì sao máu màu đỏ, nhưng tĩnh mạch có màu xanh?

Vì sao máu màu đỏ, nhưng tĩnh mạch có màu xanh?

Nhiều người cho rằng máu giàu oxy có màu đỏ, máu nghèo oxy màu xanh lam, nên tĩnh mạch thường có màu xanh tím. Tuy nhiên quan niệm này liệu có đúng?

Đăng ngày: 02/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News