Golf thủ bất lực, phải dừng trận đấu vì sư tử và linh cẩu tranh mồi giữa sân golf

Những golf thủ buộc phải ngừng chơi để nhường sân cho cuộc đối đầu giành xác hươu cao cổ giữa hai con sư tử giận dữ và đàn linh cẩu đông áp đảo.


Bầy linh cẩu cướp mồi của sư tử. (Video: Câu lạc bộ golf Skukuza)

Đôi sư tử cái hợp sức hạ gục một con hươu cao cổ trưởng thành ở khu đường bóng trên sân golf 9 hố của Câu lạc bộ golf Skukuza tại Vườn quốc gia Kruger phía đông Nam Phi, Mail hôm 26/8 đưa tin. Trong khi đang xé thịt và chờ những thành viên còn lại trong đàn tới nhập cuộc, chúng bị hơn 20 con linh cẩu đói mồi phục kích.

Do số lượng áp đảo, bầy linh cẩu thành công xua đuổi sư tử và độc chiếm xác hươu cao cổ. Dù vài lần tìm cách giành lại con mồi khó kiếm, hai con sư tử cái liên tiếp thất bại và trơ mắt nhìn kẻ thù nẫng mất bữa ăn.

Sân golf ban đầu được xây dựng cho các cán bộ trông coi vườn quốc gia năm 1972 nhưng dần dần được mở rộng cho cư dân địa phương và du khách. Cơ sở này không có hàng rào ngăn cách golf thủ với 5 loài thú lớn nguy hiểm ở châu Phi gồm sư tử, báo hoa mai, trâu rừng, voi và tê giác cùng với nhiều động vật săn mồi khác. Thành viên câu lạc bộ nhiều lần đụng độ sư tử, hà mã, báo hoa mai, voi, hươu cao cổ, chó hoang, trăn, rắn hổ mang và lợn bướu trên sân golf hoang dã nhất thế giới.


Bầy linh cẩu thành công xua đuổi sư tử và độc chiếm xác hươu cao cổ.

Theo người đứng đầu câu lạc bộ, Jean Rossouw, khi những con sư tử khác kéo tới, bầy linh cẩu và kền kền đã ăn khoảng 1/4 xác hươu cao cổ và kéo phần xác còn lại tới một góc khác trong vườn quốc gia để ăn tiếp. Trong vòng 12 giờ, không còn gì sót lại ngoài bộ xương. Các golf thủ phải chờ khoảng 1,5 giờ để ban quản lý chuyển đàn sư tử, linh cẩu và xác hươu đi chỗ khác.

Nếu một con sư tử đọ sức với một con linh cẩu trong trận tử chiến, sư tử luôn chiếm thế thượng phong do sở hữu kích thước, tốc độ và sức mạnh lớn hơn trừ khi nó lớn tuổi hoặc bị thương. Sư tử có thể nặng 272kg và dài 2,5m trong khi linh cẩu chỉ nặng 86kg và dài 1,5m. Sư tử có thể đạt tốc độ 80km/h và chạy dọc sân bóng đá trong 6 giây. Linh cẩu chạy chậm hơn với tốc độ 64km/h nhưng lợi thế của chúng nằm ở số lượng lớn. Nếu bầy linh cẩu áp đảo về số lượng, sư tử có thể chọn từ bỏ con mồi để tránh nguy cơ bị thương nặng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay

Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay

Thế giới động vật hiện nay được chia thành 6 lớp cơ bản, gồm có đơn giản nhất là lớp không xương sống và phức tạp nhất là lớp động vật có vú.

Đăng ngày: 20/04/2025
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Đăng ngày: 20/04/2025
Nghịch lý: Động vật càng

Nghịch lý: Động vật càng "to xác" càng ăn ít, vật lý cũng không giải thích nổi?

Việc động vật có kích thước cơ thể càng to lớn càng tiêu thụ ít năng lượng tương đối so với động vật nhỏ là một câu hỏi hóc búa với giới sinh học.

Đăng ngày: 18/04/2025
Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật

Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay

Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Đăng ngày: 17/04/2025
Lạ lùng loài cá được tìm thấy ở Nam Cực: Có máu màu trắng, sẽ chết nếu nhiệt độ vượt quá 5 độ

Lạ lùng loài cá được tìm thấy ở Nam Cực: Có máu màu trắng, sẽ chết nếu nhiệt độ vượt quá 5 độ

Các nhà khoa học cho biết, loài cá băng ở Nam Cực này chỉ có thể sống được trong môi trường nước lạnh không thể vượt quá 5 độ C.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tại sao một số động vật vẫn

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?

Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Đăng ngày: 15/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News