Gửi chuột và sên lên vũ trụ
Tiến sĩ Evgeni Ilin, Viện các vấn đề Y sinh học, thuộc VHLKH Nga cho biết: Năm 2012, các nhà khoa học Nga đã có kế hoạch phóng lên vũ trụ một thiết bị bay mang tên “Bion-M” mang theo hàng trăm loài sinh vật, kể cả động và thực vật khác nhau.
Ông cho biết cụ thể hơn: Trong số những nhà du hành đặc biệt đó có 45 con chuột, 8 con cá bống Mông Cổ cùng một số lượng lớn loài nhuyễn thể, 15 con sa giông, khoảng 30-40 con sên, các vi sinh vật, thực vật cao cấp, các mô đang nuôi cấy… Đội ngũ đông đảo và đa dạng các loài sinh vật này sẽ phục vụ cho các chương trình nghiên cứu khoa học.
Các “phi hành gia” này sẽ trải qua một tháng sống trong điều kiện không trọng lượng. Mục đích của đợt thí nghiệm rộng lớn của các nhà khoa học Nga là nghiên cứu các khả năng “nhập khẩu” các dạng sống từ Vũ trụ vào hành tinh của chúng ta có thể thực hiện được không.
Nguồn: Yoki.ru

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Ngôi sao còn già hơn vũ trụ
Trong một phát hiện khiến nhiều người ngạc nhiên, ngôi sao già nhất lại có tuổi đời còn lâu hơn cả vũ trụ. Sao HD 140283, hay còn gọi là sao Methuselah, không hề xa lạ với các nhà thiên văn học Trái đất.
