Gương mặt người đàn ông La Mã bị đóng đinh 2.000 năm trước

Một họa sĩ pháp y tái tạo gương mặt của người đàn ông duy nhất bị đóng đinh ở nước Anh thời La Mã 2.000 năm trước mà giới nghiên cứu từng phát hiện.


Gương mặt của người đàn ông bị trừng phạt bằng cách đóng đinh. (Ảnh: BBC)

Một cuộc khai quật ở làng Fenstanton, hạt Cambridgeshire, năm 2017 phát hiện ngôi mộ của người đàn ông và bộ hài cốt có chiếc đinh dài 5cm đóng xuyên qua gót chân được tìm thấy năm 2021. Ước tính người đàn ông cao khoảng 170cm và ngoài 30 tuổi khi qua đời. Lý do ông ta bị giết chết theo cách đau đớn như vậy vẫn là bí ẩn. Kết quả xác định niên đại bằng đồng vị carbon ước tính thời điểm tử vong trong khoảng năm 130 - 337. Vào thời điểm đó, ngôi mộ nằm ở khu dân cư La Mã giữa Cambridge và Godmanchester.

Hài cốt người đàn ông nằm trong số hàng chục bộ xương tìm thấy tại khu vực phát triển nhà ở mới. Đây là nạn nhân bị đóng đinh dưới thời La Mã thứ hai từng được phát hiện trên thế giới. Trường hợp đầu tiên được khai quật ở Israel năm 1968.

Quá trình phục dựng gương mặt của người đàn ông dựa trên ADN và thông tin pháp y thu thập từ hài cốt. Giáo sư Joe Mullins ở Đại học George Mason tại Virginia, Mỹ, là người phụ trách công tác phục dựng. Sử dụng ADN và thông tin đồng vị, Mullins và cộng sự kết luận nhiều khả năng ông có mái tóc và đôi mắt màu nâu. Xương đùi mảnh, những vết thương và dấu hiệu bất động đều chỉ ra ông bị hành hạ bằng cách đóng đinh.

Theo truyền thống, việc đóng đinh được thực hiện bằng cách ghim tứ chi lên giá gỗ hình chữ thập, nhưng người La Mã đôi khi thay thế bằng cách dùng dây thừng trói tay chân cố định. Đây là một biện pháp tàn ác thời cổ đại để trừng phạt chậm rãi đối với cả phạm nhân và nô lệ mắc lỗi. Dạng xử phạt này cuối cùng bị bãi bỏ bởi Constantine I vào thế kỷ 4. Người đàn ông ở Cambridgeshire được cho là bị giết cách nghĩa trang chứa ngôi mộ của ông khoảng 0,8 km.

Mullins cho rằng trường hợp trên rất thú vị bởi ông có nhiều thông tin. Theo ông, vấn đề nằm ở hộp sọ bị vỡ thành nhiều mảnh. Khi tìm thấy hài cốt, chuyên gia về xương người Corinne Duhig ở Trường Wolfson của Đại học Cambridge, mô tả bộ xương ở tình trạng bảo quản tốt với chiếc đinh vẫn ghim vào xương. Điều này chứng tỏ cư dân ở một ngôi làng nhỏ tại rìa đế quốc cũng không thể tránh được sự trừng phạt hung bạo nhất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đăng ngày: 06/04/2025
Phát hiện hóa thạch loài thú cổ trong hang động ở Vịnh Hạ Long

Phát hiện hóa thạch loài thú cổ trong hang động ở Vịnh Hạ Long

Đây là loài thú có vú, chiều dài đoán định khoảng hơn 1m, có tuổi khoảng 10.000 năm trở lại đây.

Đăng ngày: 05/04/2025
Lời trần tình của kẻ

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"

Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.

Đăng ngày: 04/04/2025
Định lý Pythagore được tìm thấy trên các tấm đất sét của người Babylon cổ đại, có trước thời Pythagoras 1.000 năm

Định lý Pythagore được tìm thấy trên các tấm đất sét của người Babylon cổ đại, có trước thời Pythagoras 1.000 năm

Các nhà khoa học của Đại học New South Wales đã phát hiện ra mục đích của tấm đất sét Babylon 3.700 năm tuổi nổi tiếng, tiết lộ đây là bảng lượng giác cổ nhất và chính xác nhất thế giới.

Đăng ngày: 03/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News