Phục dựng thành công 3 khuôn mặt của người Trung Cổ
Chuyên gia Scotland quét 3D hộp sọ của một phụ nữ trẻ, linh mục và giám mục rồi dùng AI để tái tạo những khuôn mặt sống động như thật.
Khuôn mặt sau khi phục dựng của linh mục, người phụ nữ trẻ và giám mục thời Trung Cổ. (Ảnh: Chris Rynn)
Năm 1957, các công nhân tình cờ phát hiện 3 hài cốt trong một hầm mộ thời Trung Cổ ở Scotland. Hơn 60 năm sau, các nhà nghiên cứu sử dụng công nghệ và khoa học pháp y để phục dựng khuôn mặt của 3 người bí ẩn này, Live Science hôm 3/10 đưa tin.
Dự án phục dựng mang tên Cold Case Whithorn, là một phần trong sáng kiến của tổ chức The Whithorn Trust. Đây là một tổ chức từ thiện của Scotland, chịu trách nhiệm quản lý Whithorn Priory, một trong những cộng đồng Kitô giáo sớm nhất của Scotland và cũng là nơi phát hiện 3 bộ hài cốt. Mục đích của dự án là khám phá những thông tin mới về lối sống, chế độ ăn uống và sức khỏe của người xưa.
Chris Rynn, nhà nhân chủng học pháp y người Scotland, kết hợp các công nghệ và kỹ thuật thực hành để tái tạo hộp sọ của một phụ nữ trẻ, một linh mục và một giám mục. Bước đầu tiên của Rynn là tạo bản quét 3D cho từng hộp sọ.
"Tôi không muốn những khuôn mặt này trông giống một tác phẩm điêu khắc kỹ thuật số. Vì vậy, về phần các cơ, tôi điêu khắc chúng bằng sáp, sau đó quét 3D giống như cách quét hộp sọ. Tôi làm cho chúng sống động như người bằng cách thêm các họa tiết hình ảnh. Đó là quá trình chọn ảnh của vài người trông giống với mô hình 3D rồi chiếu lên hộp sọ", Rynn nói.
Quá trình phục dựng gương mặt của giám mục người Scotland. (Video: Chris Rynn)
Kết quả, Rynn tạo ra 3 bản phục dựng 3D sống động như thật về người đã khuất. Ông cũng sử dụng trí tuệ nhân tạo để khiến các khuôn mặt cử động, chớp mắt, thậm chí mỉm cười. "Thật thú vị khi làm việc với các hộp sọ này vì một trong số đó, vị linh mục bị sứt môi, là hộp sọ bất đối xứng nhất tôi từng phục dựng. Trong khi đó, người phụ nữ trẻ là hộp sọ đối xứng nhất mà tôi từng làm", Rynn nói.
"Cơ hội nhìn thấy và tưởng tượng rằng có thể lắng nghe 3 người đến từ nhiều thế kỷ trước là một cách thú vị để giúp chúng ta hiểu về lịch sử và tổ tiên của mình. Việc hình dung cuộc sống thực sự thời Trung Cổ luôn là một thách thức, và những bản phục dựng này là một cách tuyệt vời để gắn kết với người xưa, hiểu về cuộc sống thường ngày cũng như những hy vọng và niềm tin của họ", Julia Muir-Watt, giám đốc phát triển của The Whithorn Trust, chia sẻ.
- Phục dựng thành công khuôn mặt từ hộp sọ 1.000 năm tuổi
- Phục dựng thành công gương mặt người phụ nữ sống cách đây 4.000 năm
- Phát hiện bằng chứng mới cho thấy có nước trên Hỏa tinh

Bát sứ ngự dụng - báu vật hoàng cung Thăng Long
Hai bát sứ trắng in nổi hình rồng từng là vật dụng dành cho vua ở hoàng cung Thăng Long.

Các nhà khoa học đã có thể tạo ra những con gà có đặc điểm của khủng long!
Trong một thí nghiệm đột phá, các nhà khoa học đã biến đổi phôi gà để tạo cho chúng một cấu hình mõm và vòm miệng tương tự như các loài khủng long nhỏ như Velociraptor và Archaeopteryx.

Phát hiện mỏ neo 2.000 năm tuổi "cực kỳ hiếm"
Các nhà khảo cổ đã mô tả việc phát hiện ra một mỏ neo 2.000 năm tuổi dưới đáy biển ngoài khơi Suffolk là một phát hiện dưới nước " cực kỳ hiếm".

Trung Quốc công bố 4 đột phá về khảo cổ học
Các phát hiện mới tại 4 khu khảo cổ ở Trung Quốc cung cấp thêm thông tin về những nền văn minh đầu tiên tại nước này, giới chức Trung Quốc cho hay.

Khai quật tủ lạnh La Mã hơn 2.000 năm tuổi
Chiếc tủ lạnh thông minh làm bằng gốm được binh lính La Mã cổ đại sử dụng để lưu trữ thức ăn dễ hỏng.

Khám phá loài tê giác cổ đại nặng tới gần 3 tấn với chiếc sừng dài tới 1,5 mét
Không giống như những con tê giác mà chúng ta thấy ngày nay, những con tê giác lông cừu có lớp lông dày và xù xì bao phủ khắp cơ thể.
