Hạ cánh thành công khoang chứa CST 100 bằng túi khí
Boeing và Bigelow Aerospace tiến hành một loạt các cuộc thử nghiệm vào 9/2011 với nội dung treo khoang chứa phương tiện vận chuyển trên vũ trụ (CST)-100 và thả xuống theo phương thẳng đứng được thiết kế sắp đặt trước để kiểm tra hệ thống túi khí của khoang chứa này.
Những túi khí được thiết kế với mục đích làm giảm lực tác động lên khoang chứa trong khi hạ cánh, kết hợp cùng với ba dù chính được mở ra trước khi các túi khí được bơm lên. Những chiếc dù này được lắp vào trong các cuộc kiểm tra gần đây nhất, khi khoang chứa được thả rơi ở độ cao 11.000ft (3.353m) để thử nghiệm những chiếc dù.
Trong cuộc thử nghiệm đầu tiên có kết hợp với hệ thống hạ cánh hoàn chỉnh, khoang chứa thử nghiệm CST-100 đã được thả từ trực thăng Erickson Sky Crane ở trên bầu trời của Delmar Dry Lake Bed, Alamo, Nevada. Cú thả ở độ cao tầm 11.000ft là hơi ngắn so với 12.000ft (3.658m) theo dự kiến mở dù ban đầu, nhưng những chiếc dù đã thành công trong việc giảm tốc độ của khoang chứa một cách đáng kể, trước khi sáu túi khí được thổi phổng tạo nên một cuộc hạ cánh trơn tru.
John Mulholland, phó chủ tịch và là người quản lý dự án Boeing Commercial Programs cho biết: “Cuộc thử nghiệm thành công này là cột mốc đánh dấu mang Boeing tiến một bước gần hơn đến việc hoàn thành sự phát triển của hệ thống, cung cấp các chuyến bay đưa phi hành đoàn vào vũ trụ với sự an toàn, thiết thực và chi phí hợp lý".
Khi dù được tiếp tục kiểm tra và xếp lại, một cuộc thử nghiệm thứ hai được lên kế hoạch vào cuối tháng này sẽ mô phỏng hoàn toàn hệ thống dù khi hoạt động, bao gồm cả các dù hình phễu được mở ra theo trình tự, nằm trên nóc của các dù chính. Thêm vào đó là hàng loạt các cuộc thử nghiệm túi khí được lên lịch vào tháng 5, trong khi động cơ vệ tinh điều khiển sẽ được trải qua bài thử nghiệm chống cháy vào tháng 6.
Các chuyến bay thử nghiệm nhanh đối với CST-100 dự kiến vận chuyển các phi hành đoàn của Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) và các trạm vũ trụ tư nhân (như dự án Trạm quốc tế thương mại thế hệ tiếp theo của Bigelow), được lên kế hoạch vào năm 2015 - 2016 với phương tiện phóng Atlas V của United Launch Alliance.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Những điều ít biết về các phi hành gia
Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...
