Hà Nội: Bí ẩn hang ngầm dưới đình cổ giáp hồ Tây
Đình Quán La ở Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) có một cửa hang dẫn xuống một hầm ngầm rộng lớn bí ẩn với nhiều giai thoại như là nơi để mộ của người Hán, hầm luyện Đan Sa, hầm chứa của cải....
Ở đình Quán La (Xuân La Tây Hồ, Hà Nội) tồi tại một cửa hang dẫn xuống hầm ngầm đầy bí ẩn. Theo thủ từ Nguyễn Văn Lực, cũng không ai biết rõ hang ngầm này có từ bao giờ.
Hang ngầm nằm phía dưới lòng đất, sâu hơn 4m, có một cửa hang chính thông lên phía sau hậu cung đình Quán La. Các cụ trong làng đã làm một thang sắt để tiện cho việc lên xuống. Dưới hang có 3 ngách, theo các cụ truyền lại thì một ngách đi Hồ Tây, một ngách đi Xuân Đỉnh, một ngách đi sông Hồng. Mỗi ngách hầm rộng khoảng 1,5m, cao khoảng 1,6m.
"Cả ba cửa hầm hiện đã bị bịt kín từ thời Lý, đến nay không ai dám phá cửa đi sâu vào bên trong. Hôm nào trời nắng xuống bên dưới rất khó thở, người khỏe chỉ ở được 1 phút là phải lên. Thời điểm trước cây cối nhiều, dưới hầm nhiều rắn, rết, chuột bọ đào bới", thủ từ Nguyễn Văn Lực kể lại.
3 cửa hầm xây hình vòm bằng gạch, gạch được in các hoa văn rất đẹp. Cửa hầm đầu tiên sâu khoảng 3m, cửa hầm thứ hai dài khoảng 5m, cả hai đều bị bị kín.
Riêng mùa đông, có thể đứng phía dưới hang lâu mà không bị khó thở.
Bên trong hang, gạch được xếp hình múi bưởi, có nhiều hoa văn kỳ lạ. Một số chỗ đã hư hỏng, gạch bong ra rơi xuống nền hang.
Có nhiều đoàn khảo sát đã về tìm hiểu hang, muốn khai quật nhưng các cụ trong làng không đồng ý vì một ngách của hang đi ra Hồ Tây nằm dưới hậu cung, nếu đào bới rất có thể ảnh hưởng đến ngôi đình cổ.
Hiện tại các cụ trong làng cũng chỉ trông nom, thường xuyên dọn dẹp để chuột, rắn không trú ngụ, ngoài ra không có hoạt động nào liên quan đến hang ngầm này. Xung quanh đình Quán La còn có 3 cây di sản hàng nghìn năm tuổi như cây thị, cây đa...

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.
