Hà Nội: Làm sạch nước hồ bằng công nghệ nội

Ngày 25/6, hồ Văn với đảo Kim Châu lừng danh trong sử sách và là phần không thể thiếu của quần thể kiến trúc khu di tích lịch sử, văn hóa Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, lần đầu tiên được làm sạch bằng công nghệ mới. 

Đó là công nghệ hóa thân thiện môi trường do một nhóm các nhà khoa học trẻ thuộc Vườn ươm doanh nghiệp Công nghệ cao Hòa Lạc (Vườn ươm) nghiên cứu và thực hiện.

Sáng 25/6, lần đầu tiên người dân Hà Nội được chứng kiến công cuộc làm sạch nước hồ Văn, vốn nổi tiếng nhiều năm nay về tình trạng ô nhiễm.

Sau khi hòa lẫn nước hồ và chế phẩm vi sinh LTH 100 thành một dung dịch màu trắng, người ta dùng máy bơm tay phun đều nước này trên mặt hồ.

Dung dịch có mùi hơi hắc và chua, sau khi phun nó có tác dụng làm sạch nước hồ, khử mùi hôi thối, kết tủa các kim loại nặng, xử lý các chất hữu cơ. Theo ông Nguyễn Phú Tuân, Trưởng nhóm nghiên cứu các hoạt chất xử lý môi trường, thuộc Vườn ươm, kim loại nặng khó xử lý nhất là Crôm 6 cũng được xử lý giảm tới 99%.

Các kim loại nặng kết tủa sẽ lắng xuống trầm tích đáy hồ. Quan trọng nhất là toàn bộ tảo độc gây thối và ô nhiễm nước hồ sẽ bị tiêu. Toàn bộ hồ cần khoảng 300l hóa chất, tương đương với 60 triệu đồng. Đây được coi là mức chi phí rẻ nhất có thể để xử lý hồ bằng công nghệ này, so với mức giá 400 triệu đồng nếu xử lý bằng công nghệ nước ngoài.

Hà Nội: Làm sạch nước hồ bằng công nghệ nội

Làm sạch nước hồ Văn bằng công nghệ hóa thân thiện môi trường ngày 25/6 (Ảnh: M.H)


Trước hồ Văn, hai hồ Tả và Ngạn thuộc Văn Miếu cũng đã được làm sạch bằng hóa chất LTH. Sáng 25/6, khi có mặt tại hai hồ này, chúng tôi nhận thấy nước trong hơn, sạch hơn. Trên mặt hồ có lớp váng màu trắng là lớp kết tủa, được biết sẽ lắng sau 4 – 5 ngày phun thuốc. Điều đáng nói là cá trong hồ vẫn sống tốt.

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Hội các ngành Sinh học và Hội Hóa học Hà Nội, đáy hồ Văn bị bùn lắng tụ cặn bã hữu cơ với độ dày từ 1 - 2m. Đây là môi trường thuận lợi cho quá trình yếm khí xảy ra mạnh, làm nước hồ bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới cảnh quan của hồ.

Các thành phần thủy lý, thủy hóa của hồ Văn điều tra được chứng tỏ, hồ bị phú dưỡng nặng (loại C); hàm lượng NH4, PO4 đều vượt quá ngưỡng cho phép nuôi trồng thuỷ sản; tổng photpho đều từ 10 và lớn hơn 10; hàm lượng BOD5 lớn hơn 50mg/lít; hàm lượng chất lơ lửng lớn hơn 100 mg /lít. Ngoài ra, số lượng coliform quá lớn, tới 82x103 (nước nhiễm nặng <10.000), gấp 8 lần mức độ nhiễm tối đa.

Đã có nhiều dự án, phương pháp xử lý ô nhiễm nước hồ Văn, nhưng đến nay đều chưa được kết quả như mong muốn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Hơn một thế kỷ trước, những người nông dân nuôi bò ở đã quyết liệt phản đối bơ thực vật. Họ nhấn mạnh rằng thứ giống bơ làm từ dầu thực vật không phải là bơ.

Đăng ngày: 23/07/2018
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News