"Hack" não giáo sư Stephen Hawking

Hồi năm 2012, Đại học Stanford từng cho biết đã tạo ra được thiết bị có thể chuyển sóng não vào máy tính, hi vọng nó sẽ giúp "hack" trực tiếp não bộ của nhà vật lý lý thuyết vĩ đại Hawking, khi cơ thể khuyết tật của ông đang teo dần.

Các nhà khoa học tại Stanford (Mỹ) - đứng đầu là tiến sĩ Phillip Low - đang làm việc với giáo sư Stephen Hawking để truy nhập sóng não của ông một cách trực tiếp.

Họ gọi công cụ đang sử dụng cho việc này là iBrain, được thiết kế để thu sóng não và truyền lên máy tính. Trong thành phần của iBrain có một tấm băng màu đen có chứa nhiều bộ dẫn truyền thần kinh, dùng để chít trên đầu người cần thu sóng não.

Tờ Telegraph cho biết, tại hội nghị Francis Crick Memorial ở Cambridge (Anh) vào tháng tới, có thể ông Low sẽ trình diễn công nghệ này trên chính giáo sư Hawking.


Giáo sư Stephen Hawking đeo thiết bị iBrain. (Ảnh: healthmad.com).

"Chúng tôi muốn tìm ra cách để não của giáo sư hoạt động mà không phụ thuộc vào cơ thể. Việc này rất giống như hack vào não của giáo sư vậy", ông Low nói với tờ Telegraph

Về cơ bản, đây là thử nghiệm mới nhất trong việc đọc ý nghĩ. Giáo sư Hawking đã sử dụng công nghệ này.

Hè năm ngoái, Low đã bay đến Anh để gặp giáo sư Hawking. Low đeo iBrain cho giáo sư và yêu cầu ông sử dụng thật nhiều năng lượng não để tưởng tượng đang bóp chặt một quả bóng. Mục đích là để xem liệu suy nghĩ của giáo sư có thể được chuyển thành câu chữ hay không, thông qua một loạt các tín hiệu.

Vào thời điểm đó, ông Low nói với tờ Thời báo New York: "Chúng tôi muốn xem liệu có thay đổi nào về tín hiệu hay không. Và trong thực tế, chúng tôi có nhận thấy điều đó".

Low nói với tờ Telegraph rằng: "công nghệ sóng não này mở ra khả năng kết nối các cử động định sẵn với một thư viện từ ngữ và chuyển chúng thành lời nói, nhờ đó cung cấp cho những người bị hỏng thần kinh thực vật công cụ giao tiếp dựa vào não nhiều hơn là vào cơ thể".

Cơ tay của giáo sư Hawking đang teo dần. Tờ Daily Mail cho biết, có thể ông không còn sử dụng được "máy nói" của mình của mình nữa. Hiện giáo sư Hawking sử dụng một công cụ gọi là "cheek switch", phải mất vài phút để tạo ra một thông điệp.

iBrain được đề xuất như một sự thay thế. Thậm chí, các nhà nghiên cứu iBrain tin rằng, một ngày kia nó còn có thể giúp điều trị trầm cảm và tự kỷ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kinh ngạc 13 sự thật khó tin tưởng chừng như hoang đường

Kinh ngạc 13 sự thật khó tin tưởng chừng như hoang đường

Thiên nhiên, con người và động vật trên thế giới luôn ẩn chứa những sự thật làm chúng ta không khỏi ngạc nhiên.

Đăng ngày: 24/02/2025
Rằm tháng Giêng tại sao gọi là Tết Nguyên Tiêu?

Rằm tháng Giêng tại sao gọi là Tết Nguyên Tiêu?

Ngày Rằm tháng Giêng (15 tháng Giêng âm lịch) còn có tên gọi khác là Tết Nguyên tiêu, Tết Thượng nguyên. Đây là rằm đầu tiên của năm mới theo lịch âm của người Việt, là thời điểm thích hợp để cầu an lành cho cả năm.

Đăng ngày: 24/02/2025
Bộ tộc khỏa thân và tục lệ ăn thịt người, dùng sọ làm cốc

Bộ tộc khỏa thân và tục lệ ăn thịt người, dùng sọ làm cốc

Bộ tộc Aghori này thường khỏa thân, dùng sọ người làm cốc, cắn đứt đầu các động vật sống và ngồi thiền trên xác chết.

Đăng ngày: 23/02/2025
Những món ăn

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm

Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Đăng ngày: 21/02/2025
Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết

Dưới đây là một số điều thú vị xoay quanh ngày Lễ Valentine mà có thể không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 20/02/2025
Huyền thoại về

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử

Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.

Đăng ngày: 20/02/2025
Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ,

Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ, "tâm linh" trên thế giới

Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy hoặc cảm thấy sự hiện diện của ma quỷ. Liệu ma quỷ có thực sự tồn tại?

Đăng ngày: 19/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News