Hai bão từ mạnh đổ xuống trái đất

Giới khoa học cảnh báo các hoạt động truyền tải điện, định vị bằng vệ tinh nhân tạo và định hướng cho máy bay có thể rối loạn trong vài ngày tới sau khi hai đợt bão từ cực mạnh ập xuống địa cầu hôm qua.

Hai trận trận bão từ cực mạnh - lần lượt bùng phát trên mặt trời vào ngày 4/3 và 6/3. Với tốc độ lên tới 3,2 triệu km/h, chúng bắt đầu đổ bộ xuống trái đất từ hôm 7/3, BBC đưa tin.

BBC cho biết, đây là hai trận bão từ mạnh nhất trong 5 năm qua và tác động của chúng sẽ thể hiện rõ rệt nhất ở các vùng cực. Do hậu quả của bão từ, cực quang ở gần Bắc Cực sẽ xuất hiện nhiều hơn. Cực quang xuất hiện do những hạt mang điện tích từ mặt trời lao vào bầu khí quyển trái đất với tốc độ cực lớn. Trong quá trình di chuyển, những hạt mang điện tích đâm vào các nguyên tử oxy và nitơ khiến mức năng lượng của chúng tăng lên. Kết quả là những nguyên tử nitơ và oxy phát ra ánh sáng nhiều màu sắc.


Cực quang sẽ xuất hiện nhiều hơn trong vài ngày tới do tác động của bão từ.

Tuy nhiên, nhiều hoạt động khác sẽ chịu ảnh hưởng xấu. Chẳng hạn, trong vài ngày tới có thể các máy bay sẽ phải đổi hướng để tránh tác động của bão từ tại các vùng cực. Các phi hành gia trên Trạm Không gian Quốc tế cũng phải cảnh giác với bão từ.

“Những hạt mang điện tích từ mặt trời đã xâm nhập bầu khí quyển”, Joseph Kunches, một chuyên gia của Cục Hải dương và Khí quyển Mỹ (NOAA), bình luận.

NOAA thông báo các hạt mang điện tích từ mặt trời lao vào khí quyển địa cầu với tốc độ 6,4 triệu km/h và bão từ sẽ kéo dài tới tận sáng ngày 9/3 theo giờ Mỹ.

Bão từ xuất hiện khi dòng hạt mang điện tích phóng ra từ gió mặt trời tác dụng lên các đường cảm ứng từ của trái đất. Chúng có thể làm tê liệt hoạt động của các vệ tinh nhân tạo và thậm chí còn tấn công các mạng lưới điện trên mặt đất. Các nhà khoa học tính toán được rằng các trận bão từ đạt mức cực đại theo chu kỳ 11 năm. Bão từ có thể gây ra nhiều hậu quả - như gây mất điện, làm tê liệt hoạt động của vệ tinh nhân tạo và hệ thống viễn thông. Liên lạc điện thoại đường dài tại bang Illinois, Mỹ từng gián đoạn bởi bão từ vào năm 1972. Hồi tháng 4/2010, một vệ tinh mang tên Galaxy 15 của hãng Intelsat ngừng hoạt động vĩnh viễn vì bão mặt trời.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Vũ trụ có mùi gì?

Vũ trụ có mùi gì?

Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.

Đăng ngày: 03/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News