Hải cẩu với chim cánh cụt - mối tình ngang trái nhất quả đất đã xuất hiện

Nam Cực là một vùng đất có rất nhiều điểm đặc biệt đến kỳ dị, và trong đó có cả những câu chuyện "phòng the" đầy quái đản của thế giới động vật tại đây.

Khoảng giữa thế kỷ 20, nhà thám hiểm người Anh - George Murray Levick đã từng bắt gặp những hành vi tình dục rất khác thường ở loài chim cánh cụt Adélie, bao gồm cả ấu dâm và... ái tử thi (thuật ngữ chỉ hành động làm chuyện ấy với xác chết).

Nhưng có lẽ tất cả cũng không gây sốc bằng đoạn video do BBC công bố, về cảnh... hải cẩu đang đè nghiến 1 cô cánh cụt ra để "bắt nạt".

Trên thực tế, chuyện tình kỳ lạ này không phải lần đầu xuất hiện. Nó đã được ghi nhận từ năm 2006, khi một nhà khoa học phát hiện ra một chú hải cẩu đang tìm cách âu yếm một con cánh cụt vua trên đảo Marion (một hòn đảo phía rìa Nam Cực).

Thời điểm đó, giới chuyên gia nghĩ đây chỉ là một tai nạn, có lẽ do con hải cẩu đã quá mệt mỏi vì không được đáp ứng nhu cầu. Một số người lại nghĩ khác, cho rằng đó là hành động bảo vệ lãnh thổ.

Hoặc có thể đơn giản chỉ là chúng đang chơi đùa với nhau, mà tình cờ trông hơi giống trò chơi của người lớn thôi.

Tuy nhiên từ năm 2014, giới nghiên cứu bắt đầu quan sát kỹ hơn và nhận thấy hành vi này diễn ra ít nhất thêm 3 lần nữa.

"Thực sự tôi không nghĩ cảnh tượng đó sẽ xảy ra thêm một lần nữa kể từ năm 2006" - trích lời tiến sĩ Nico de Bruyn, chủ nhiệm nhóm nghiên cứu công bố trên tạp chí Polar Biology.


Một chú hải cẩu đang tìm cách âu yếm một con cánh cụt vua.

Bruyn cho biết, nhóm của ông đã thấy những con hải cẩu Nam Cực liên tục đè nghiến chim cánh cụt vua, ít nhất là 3 lần. Không rõ giới tính của cánh cụt là gì, chỉ biết rằng chúng đều là... nạn nhân.

Tất cả các tường hợp đều diễn ra theo cùng 1 kịch bản: Hải cẩu đuổi dí, bắt giữ, rồi đè cánh cụt xuống.

Thông thường, cánh cụt vua là con mồi ưa thích của hải cẩu. Tuy nhiên với những cặp đôi mây mưa này thì hải cẩu thường trả tự do cho nạn nhân của nó. Chỉ duy nhất có một trường hợp ghi nhận hải cẩu giết luôn tình... cánh cụt của mình thôi.

Lý do tại sao hải cẩu lại có hành vi kỳ lạ này vẫn còn là điều bí ẩn. Nguyên do có thể là vì lượng hormone tăng đột biến khiến chúng không thể kìm lòng trong mùa sinh sản. Có lẽ vậy.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Đăng ngày: 13/04/2025
Khả năng kỳ lạ của mèo

Khả năng kỳ lạ của mèo

Loài mèo từ xa xưa đã được biết đến là một loài vật ẩn chứa nhiều điều bí ẩn khó lý giải. Mèo có rất nhiều điều đặc biệt mà có thể bạn chưa biết !

Đăng ngày: 12/04/2025
Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai

Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai

Mỗi khi "đi nặng", chó thường có hành vi đạp đất về phía sau. Ý nghĩa của hành động ấy là gì? Để che giấu mùi hương, hay để làm điều gì khác.

Đăng ngày: 11/04/2025
Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người

Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người

Không chỉ là loài xâm lấn đứng top 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất trên thế giới, sán ốc sên còn gây ra những bệnh truyền nhiễm ghê rợn.

Đăng ngày: 10/04/2025
Những loài rắn độc ở Việt Nam

Những loài rắn độc ở Việt Nam

Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.

Đăng ngày: 10/04/2025
13 loài thủy quái nước ngọt nguy hiểm nhất trên thế giới

13 loài thủy quái nước ngọt nguy hiểm nhất trên thế giới

Những loài thủy quái nước ngọt sở hữu kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với các loài thủy quái sống dưới đại dương nhưng mức độ đáng sợ của chúng thì không hề thua kém chút nào.

Đăng ngày: 09/04/2025
Tinh Tinh chưa phải là loài gần nhất với tổ tiên con người?

Tinh Tinh chưa phải là loài gần nhất với tổ tiên con người?

Các nghiên cứu về cơ bắp của Bonobo và phát hiện ra chúng liên quan chặt chẽ với con người hơn so với Tinh Tinh thông thường.

Đăng ngày: 08/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News