Hai con rắn và một con cá cắn đuôi nhau lơ lửng suốt 30 phút: Chúng đang làm gì?

Rắn và cá đã cùng nhau tạo nên một cảnh tượng "chưa từng thấy".

Loạt ảnh và video dưới đây cho thấy sức sống mạnh mẽ của một con cá da trơn khi phải đối diện với hai kẻ săn mồi thuộc loài rắn nước châu Á.

Video quay tại Vườn Quốc gia Kanha, bang Madhya Pradesh, Ấn Độ, cho thấy con cá và hai con rắn đang "nối đuôi" nhau, treo lơ lửng trên vách đá. Mặc dù bị một con rắn cắn chặt đuôi, con cá da trơn vẫn đớp đầu của một con rắn khác.

Anh Ghanshyam Prasad Bhanware, một người yêu thiên nhiên, ghi lại được cảnh tượng này vào ngày 19/7.

Hai con rắn và một con cá cắn đuôi nhau lơ lửng suốt 30 phút: Chúng đang làm gì?
Một mình con cá chống trọi với hai con rắn nước.

Thoạt nhìn, không thể hiểu con vật nào đang ăn thịt con nào. Nhưng Bhanware cho biết con cá đang là mục tiêu của hai con rắn.

Theo anh Bhanware, đầu tiên, con rắn phía trên đã kéo con cá ra khỏi mặt nước. Ngay sau đó, một con rắn khác lao từ dưới nước lên, đớp đuôi con cá.

Nhưng điều đáng nói ở đây là con cá đã chiến đấu đến cùng.

Hai con rắn và một con cá cắn đuôi nhau lơ lửng suốt 30 phút: Chúng đang làm gì?
Con cá ngoạm chặt đầu con rắn.

"Con cá có ý chí rất kiên cường", Bhanware nói với Daily Mail. Mặc dù bị rắn kéo lên khỏi nước, bằng cách nào đó, con cá vẫn đớp được đầu con rắn.

Ba con vật giữ nguyên vị trí kỳ lạ trong 30 phút trước khi con rắn bên dưới trở nên mệt mỏi và nhả ra, Bhanware kể.

Con cá lúc đó bắt đầu giãy dụa, khiến con rắn phía trên cũng phải bỏ cuộc và trườn đi.

"Con cá cuối cùng rơi xuống nước và cả hai con rắn đều không có thức ăn. Con cá đã bơi đi nên tôi chắc chắn rằng nó vẫn còn sống", Bhanware nói.

"Niềm đam mê và sở thích của tôi là ghi lại những khoảnh khắc hiếm gặp. Chứng kiến điều này thật tuyệt vời. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy một con cá dám chiến đấu với một con rắn".

Rắn nước châu Á là một loài rắn không có nọc độc và thường có màu nâu. Chúng có chiều dài từ 50-75 cm và có thể được tìm thấy trong các con lạch và đầm lầy khắp châu Á.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Rắn độc vừa bị chặt đầu, vì sao cấm kỵ dùng tay cầm đầu rắn?

Rắn độc vừa bị chặt đầu, vì sao cấm kỵ dùng tay cầm đầu rắn?

Vì sao rắn độc bị chặt đứt đầu vẫn có thể cắn người?

Đăng ngày: 13/09/2020
Trăn tự đẻ trứng dù không gần bạn tình suốt 20 năm

Trăn tự đẻ trứng dù không gần bạn tình suốt 20 năm

Vườn thú St. Louis đang tìm hiểu tại sao trăn hoàng gia cái 62 tuổi có thể đẻ 7 quả trứng dù không ở gần con đực ít nhất hai thập kỷ.

Đăng ngày: 13/09/2020
Nghiên cứu chỉ ra phải có tới hơn một chục loài cá Châu Á có thể đi bộ trên mặt đất

Nghiên cứu chỉ ra phải có tới hơn một chục loài cá Châu Á có thể đi bộ trên mặt đất

Tổ tiên chúng ta cũng đã từng thế này đó ư? Liệu chúng ta có đang chứng kiến sự xuất hiện của kẻ mà tương lai sẽ thống trị mặt đất?

Đăng ngày: 12/09/2020
Những điều thú vị về loài động vật có xương sống nhỏ nhất thế giới

Những điều thú vị về loài động vật có xương sống nhỏ nhất thế giới

Được phát hiện từ năm 2009, Paedophryne amanuensis là loài động vật có xương sống nhỏ nhất thế giới, với kích thước chỉ 7,7mm.

Đăng ngày: 12/09/2020
Loài chim này có bộ lông đen đến mức căng mắt cũng không nhìn thấy được gì

Loài chim này có bộ lông đen đến mức căng mắt cũng không nhìn thấy được gì

Mục đích của tiến hoá khi tạo ra bộ lông vũ siêu đen này là gì?

Đăng ngày: 11/09/2020
Lần đầu phát hiện voi cũng ngáp như người

Lần đầu phát hiện voi cũng ngáp như người

Ngáp lây là trạng thái muốn ngáp khi ta thấy một người vừa ngáp. Hiện tượng này từng được ghi nhận ở linh trưởng, chó, nhưng chưa từng thấy ở voi.

Đăng ngày: 11/09/2020
Đưa chuột biến đổi gien vào không gian, một tháng sau nhận kết quả bất ngờ

Đưa chuột biến đổi gien vào không gian, một tháng sau nhận kết quả bất ngờ

Mới đây, các nhà khoa học cho biết, những "siêu chuột” được biến đổi gien đã duy trì được lượng cơ bắp trong suốt một tháng ở Trạm Vũ trụ Quốc tế.

Đăng ngày: 10/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News