Hài cốt 10.000 năm tuổi trong hang động dưới biển

Bộ hài cốt thuộc về một phụ nữ 30 tuổi người Paleoindian, giúp hé lộ thông tin mới về những cư dân đầu tiên đến sống tại châu Mỹ.

Bộ hài cốt có tên Chan Hol 3, được bảo quản trong điều kiện khá tốt dưới hang Chan Hol, gần thành phố Tulum, bán đảo Yucatan, Independent hôm nay đưa tin. Phát hiện mới cho thấy những cư dân đầu tiên của châu Mỹ có thể gồm nhiều nhóm người đến từ những khu vực địa lý khác nhau.

Hài cốt 10.000 năm tuổi trong hang động dưới biển
Hộp sọ của người phụ nữ được tìm thấy trong hang động dưới biển. (Ảnh: Independent).

Paleoindian là những người đầu tiên đến sống ở châu Mỹ. Giới chuyên gia cho rằng họ đã băng qua Beringia, cầu đất liền cổ xưa nối châu Á với Bắc Mỹ, trong kỷ băng hà hơn 12.000 năm trước, sau đó di cư đến vùng Patagonia ở Nam Mỹ.  

"Phát hiện mới rất quan trọng vì nó trái với giả thuyết truyền thống cho rằng những cư dân châu Mỹ đầu tiên chỉ là một nhóm người Paleoindian, di cư rất nhanh từ Beringia đến Patagonia 12.000 năm trước", Silvia Gonzalez, giáo sư tại Đại học Liverpool John Moores University, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.

"Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra, có ít nhất hai nhóm người Paleoindian khác nhau về hình thái cùng sinh sống ở Mexico khoảng 12.000-8.000 năm trước, một nhóm ở miền trung Mexico, nhóm còn lại ở bán đảo Yucatan", ông bổ sung.

Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi giáo sư Wolfgang Stinnesbeck tại Đại học Heidelberg, xác định Chan Hol 3 sống cách đây ít nhất 9.900 năm, thậm chí lâu hơn. Theo phân tích cấu trúc, người phụ nữ này có đầu tròn, xương gò má lớn, trán phẳng. Các đặc điểm này giống với ba hộp sọ cũng được tìm thấy trong hang động ở Tulum, nhưng không giống hộp sọ dài của người Paleoindian ở những địa điểm khác.

"Hài cốt ở Tulum chỉ ra, có thể những người đầu tiên đến châu Mỹ gồm nhiều nhóm từ những khu vực địa lý khác nhau, hoặc một nhóm nhỏ những người đến đầu tiên đã sống tách biệt tại bán đảo Yucatan đủ lâu để phát triển hình thái hộp sọ mới. Cả hai trường hợp đều cho thấy, lịch sử về thời kỳ đầu con người đến châu Mỹ có thể phức tạp và bắt đầu sớm hơn hàng nghìn năm so với quan điểm truyền thống", Gonzalez nhận định.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện hóa thạch thằn lằn biển 200 triệu năm tuổi

Phát hiện hóa thạch thằn lằn biển 200 triệu năm tuổi

Nhà địa chất học tìm thấy hóa thạch hoàn chỉnh nhất của một con thằn lằn biển mõm nhọn Gunakadeit joseeae ở Bắc Mỹ.

Đăng ngày: 06/02/2020
Phát hiện giếng gỗ gần 7.300 năm tuổi

Phát hiện giếng gỗ gần 7.300 năm tuổi

Chiếc giếng cổ bằng gỗ sồi có thể là công trình bằng gỗ lâu đời nhất được biết đến trên thế giới.

Đăng ngày: 04/02/2020
Lộ diện giữa công viên

Lộ diện giữa công viên "quái vật" chỉ xương đùi đã to hơn con người

Các thợ săn hóa thạch đã phải dùng một con ngựa to khỏe để có thể kéo khúc xương đùi của con quái vật khỏi mộ phần 150 triệu năm tại Công viên Bang Utah (Mỹ).

Đăng ngày: 03/02/2020
Phát hiện loài

Phát hiện loài "quái dị long" cổ xưa nhất

Hóa thạch 155 triệu năm tuổi ở bang Utah tiết lộ một loài khủng long ăn thịt đi bằng hai chân từng sinh sống ở phía tây Bắc Mỹ.

Đăng ngày: 30/01/2020
Ta đã có thể nghe được giọng nói của xác ướp 3.000 năm tuổi

Ta đã có thể nghe được giọng nói của xác ướp 3.000 năm tuổi

Xác ướp 3.000 năm tuổi của một thầy tế Ai Cập vừa được trường Đại học Royal Holloway (London) nghiên cứu và tái tạo lại thành công giọng nói lúc sinh

Đăng ngày: 29/01/2020
Các nhà khoa học dùng thứ ánh sáng

Các nhà khoa học dùng thứ ánh sáng "sáng hơn Mặt Trời 10 tỷ lần" để đọc cuộn giấy cổ ngàn năm tuổi

Các nhà khoa học có được nội dung cuộn giấy hồi tháng Mười năm ngoái và dự kiến mất 6 tháng sẽ đọc xong. Vậy là khoảng 2 tháng nữa, ta sẽ biết cuộn giấy cổ viết gì.

Đăng ngày: 28/01/2020
Những nơi trên thế giới... đào đâu cũng thấy

Những nơi trên thế giới... đào đâu cũng thấy "quái vật"

Những địa danh này được xem như thánh địa của dân săn hóa thạch, nơi nhiều thế hệ quái vật lần lượt lộ diện.

Đăng ngày: 27/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News