Hai năm trong bóng tối của Trái Đất sau thảm họa tiểu hành tinh
Trái Đất dường như bao phủ bởi màn đêm vô tận cùng với cái chết của nhiều loài động thực vật sau khi tiểu hành tinh khổng lồ đâm trúng.
Các nhà khoa học Mỹ kết luận Trái Đất chìm trong bóng tối suốt hai năm sau khi bị một tiểu hành tinh đâm trúng cách đây 65 triệu năm, Phys.org hôm qua đưa tin. Đây cũng chính là tiểu hành tinh khiến loài khủng long tuyệt diệt sau 165 triệu năm thống trị Trái Đất.
Hơn 3/4 số loài trên Trái Đất tuyệt chủng sau khi tiểu hành tinh đâm xuống hành tinh 65 triệu năm trước. (Ảnh: iStock).
Với sự hỗ trợ của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và Đại học Colorado Boulder, nhóm nhà khoa học ở Trung tâm nghiên cứu khí quyển quốc gia (NCAR) sử dụng máy vi tính để lập mô hình cảnh quan trên Trái Đất vào cuối kỷ Phấn trắng từ khi tiểu hành tinh lớn đâm xuống khu vực ngày nay là bán đảo Yucatán ở vịnh Mexico, gây ra những trận động đất, sóng thần và núi lửa phun trào khắp nơi.
Các mô hình vi tính giúp nhóm nghiên cứu hiểu rõ lý do hơn 3/4 số loài trên hành tinh diệt vong vào thời điểm đó trong khi một số loài khác vẫn sống sót.
"Sự tuyệt chủng của nhiều loài động vật lớn trên đất liền có thể do ảnh hưởng trực tiếp của vụ va chạm, nhưng những loài sống ở đại dương hoặc đào hang dưới lòng đất tạm thời sống sót. Chúng tôi muốn xem xét những hệ quả lâu dài của lượng bồ hóng khổng lồ sinh ra từ vụ va chạm lên những động vật còn sót lại", Charles Bardeen, nhà khoa học ở NCAR cho biết.
Theo kết quả mô phỏng, 15.000 triệu tấn bồ hóng phun vào khí quyển khi tiểu hành tinh đâm xuống, tạo thành lá chắn ngăn giữa Trái Đất và ánh sáng Mặt Trời. "Lúc đầu, bầu trời sẽ tối như vào một đêm trăng", Owen Toon, đồng tác giả nghiên cứu ở Đại học Colorado Boulder chia sẻ.
Mô phỏng ngày khủng long diệt vong. (Video: BBC).
Dần dần, lớp bồ hóng tản đi và bầu trời sáng trở lại, nhưng quá trình quang hợp không thể diễn ra suốt hơn 18 tháng do tiểu hành tinh phá hủy phần lớn cây cối trên Trái Đất và thực vật phù du chịu tác động nặng nề vì thiếu ánh sáng Mặt Trời chiếu tới.
Ngay cả khi các giả định không đúng và chỉ có 1/3 lượng bồ phóng phun vào khí quyển so với ước tính, quá trình quang hợp cũng không thể diễn ra trong vòng một năm. Việc thiếu ánh sáng Mặt Trời khiến nhiệt độ Trái Đất giảm còn 28 độ C trên đất liền và 11 độ C trên đại dương. Ở các tầng khí quyển trên cùng, bồ hóng làm khí quyển ấm lên, hơi nước phản ứng với tầng bình lưu, sản sinh hydro phá hủy tầng ozone.

Thời đi học của các thiên tài thế giới
Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

8 siêu năng lực "quái dị" của cơ thể mà bạn chưa bao giờ nhận ra
Các bạn biết không, thực sự cơ thể của chúng ta kỳ diệu hơn các bạn nghĩ rất nhiều. Chúng ta có những "siêu năng lực" và vẫn sử dụng chúng hàng ngày, nhưng lại chưa bao giờ nhận ra điều đó.

Những sự thật thú vị về con tàu Titanic
Các nhà thám hiểm đáy biển vừa công bố nguyên nhân khiến con tàu huyền thoại Titanic chìm xuống nước một cách nhanh chóng.

Tuyệt chiêu "thôi miên tâm lý" giúp bạn nhận nhiều tiền lì xì
Dưới đây xin được giới thiệu tới các bạn cách một vài bí kíp để săn được nhiều tiền lì xì trong dịp tết này.

Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm
Có nhiều cách để xác định phương hướng nhưng xác định hướng bằng mặt trời là phương pháp đơn giản nhất.

Những bí mật thú vị về cây thông Noel
Khi nhiệt độ xuống thấp, các mô cây đông cứng, trong suốt như thủy tinh, rừng cây là nhà của loài nhện tarantula, cây cao nhất có thể lên đến 130m, có thể tạo ra hệ sinh thái riêng biệt
