Hải Phòng khai quật khẩn cấp 13 cọc gỗ nghi của trận chiến Bạch Đằng

UBND TP Hải Phòng vừa có quyết định khai quật khảo cổ khẩn cấp 13 cọc gỗ phát hiện tại xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên.

Theo đó, TP cho phép Viện Khảo cổ học chủ trì, phối hợp với Bảo tàng Hải Phòng, UBND huyện Thủy Nguyên khai quật khảo cổ khẩn cấp khu vực ao cá nhà ông Đào Văn Đến ở thôn 11, xã Lại Xuân.

Chủ trì khai quật là Tiến sĩ Bùi Văn Hiếu, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Nghiên cứu Khảo cổ học Dưới nước thuộc Viện Khảo cổ học.

Hải Phòng khai quật khẩn cấp 13 cọc gỗ nghi của trận chiến Bạch Đằng
Khu vực ao nuôi cá của gia đình ông Đến. (Ảnh: Nguyễn Dương).

Theo quyết định này, thời gian khảo cổ từ 18/2 đến 31/3 trên diện tích 400m2.

Trong thời gian này, các cơ quan được cấp giấy phép cần chú ý bảo vệ địa tầng của di tích, có trách nhiệm tuyên truyền cho người dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương.

Đối với những hiện vật thu thập được trong quá trình khai quật, Bảo tàng Hải Phòng, Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản để tránh bị hư hỏng, thất lạc và báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND TP phương án bảo vệ và phát huy giá trị.

Hải Phòng khai quật khẩn cấp 13 cọc gỗ nghi của trận chiến Bạch Đằng
Một chiếc cọc phát lộ khi ao cá hút cạn nước. (Ảnh: Nguyễn Dương).

Trước đó, ngày 9/2, gia đình ông Đào Văn Đến phát hiện 13 cọc gỗ dưới đáy ao sau khi bơm nước để thu hoạch cá. Ao nuôi cá này có tên là đầm Thượng, trước đây là cồn cát nằm giữa ngã ba sông Kinh Thầy, Đá Vách và Đá Bạc.

Khu vực này cũng là nơi giáp ranh địa giới hành chính của 3 tỉnh thành Hải Phòng, Quảng Ninh và Hải Dương.

Ngày 12/2, các chuyên gia, nhà nghiên cứu thuộc Viện Khảo cổ học Việt Nam đã về xã Lại Xuân để tổ chức khảo sát khu vực phát lộ các cọc gỗ. Kết quả cho thấy một số cọc tại đây đã có dấu hiệu bị hủy hoại như các đầu cọc bị chặt bằng, một số cọc nằm trong bờ kè đá bờ ao.

Hải Phòng khai quật khẩn cấp 13 cọc gỗ nghi của trận chiến Bạch Đằng
Khu vực phát hiện bãi cọc Đầm Thượng (khoanh đỏ). (Ảnh: Google Maps).

Các nhà nghiên cứu đánh giá bãi cọc (tạm gọi là Đầm Thượng) mới phát hiện có ý nghĩa rất lớn trong việc nghiên cứu chiến trận Bạch Đằng năm 1288. Đây là bãi cọc thứ 2 được phát hiện ở huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng.

Trước đó, từ ngày 27/11/2019 đến ngày 19/12/2019, Viện Khảo cổ học phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao, Bảo tàng Hải Phòng tiến hành khai quật 3 hố rộng 950 m2 và phát hiện 27 chiếc cọc tại cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê.

Theo các nhà khoa học, di tích bãi cọc Cao Quỳ có thể là một trận địa có niên đại khoảng cuối thế kỷ XIII, nhiều khả năng liên quan đến trận chiến chống quân Nguyên Mông năm 1288 của quân dân nhà Trần.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện lá cây 6.000 năm tuổi gần như nguyên vẹn tại Anh

Phát hiện lá cây 6.000 năm tuổi gần như nguyên vẹn tại Anh

Các nhà khảo cổ học ở Anh phát hiện một chiếc lá cây cây du hơn 6.000 năm trước gần như nguyên vẹn.

Đăng ngày: 20/02/2020
Rùng mình hài cốt

Rùng mình hài cốt "đồ sắt" 2.000 năm dưới ký túc xá

Công trình xây dựng mở rộng ký túc xá sinh viên ở Durham (Anh) đã phải dừng lại khi một bộ hài cốt bí ẩn lộ diện.

Đăng ngày: 20/02/2020
Phát hiện dấu tích đền tháp cổ ở Tây Ninh

Phát hiện dấu tích đền tháp cổ ở Tây Ninh

Trung tâm nghiên cứu khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ) đã phát hiện dấu tích đền tháp có niên đại khoảng 1.000 năm ở huyện Bến Cầu.

Đăng ngày: 19/02/2020
Phát hiện

Phát hiện "bộ tộc ma" bí ẩn ở Tây Phi

Những bộ hài cốt hóa thạch được khám phá tại Tây Phi đang khiến giới khoa học sửng sốt khi có thể một bộ tộc bí ẩn cổ đại đã tuyệt chủng có thể đã từng hôn phối với những người Tây Phi đầu tiên.

Đăng ngày: 19/02/2020
Thẻ khắc lời nguyền 2.500 năm trong giếng cổ

Thẻ khắc lời nguyền 2.500 năm trong giếng cổ

Các nhà khảo cổ học phát hiện 30 tấm thẻ ở đáy một chiếc giếng cổ đại, trên mặt mỗi tấm thẻ đều khắc lời nguyền dùng để ám hại người nhận.

Đăng ngày: 17/02/2020
Phát hiện dấu tích bệnh ung thư hiếm gặp trong hóa thạch khủng long

Phát hiện dấu tích bệnh ung thư hiếm gặp trong hóa thạch khủng long

Mầm mống của một căn bệnh vẫn còn tồn tại trong xã hội ngày nay đã được tìm thấy trong hóa thạch của một con khủng long mỏ vịt có niên đại 66 triệu năm.

Đăng ngày: 15/02/2020
Tìm thấy hoá thạch của rùa khổng lồ ăn thịt rắn ở Nam Mỹ

Tìm thấy hoá thạch của rùa khổng lồ ăn thịt rắn ở Nam Mỹ

Stupendemys geographicus, loài rùa với cặp sừng mạnh mẽ sống trong khoảng 13 đến 7 triệu năm trước cùng thời kỳ với cá sấu khổng lồ.

Đăng ngày: 14/02/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News