Hai thiên thạch vừa bay sát Trái đất
Có đến hai thiên thạch bay sát Trái đất ở khoảng cách rất gần chỉ trong 2 ngày, 28/5 và 29/5 vừa qua, nhưng không gây ảnh hưởng nào đến hành tinh chúng ta.
>>> Hôm nay, một thiên thạch sẽ bay sát Trái đất
Theo Universe Today, thiên thạch 2012 KT42 có đường kính khoảng 5m đã bay qua Trái đất của chúng ta vào lúc 2 giờ sáng ngày 29/5, ở khoảng cách cực gần 14.323km - tương đương khoảng cách bay từ thành phố New York (Mỹ) đến New Zealand. Phòng thí nghiệm phản lực NASA (JPL) cho biết 2012 KT42 là thiên thạch bay gần Trái đất thứ 6 từ trước tới nay.
Thiên thạch 2012 KT42 bay qua Trái đất rạng sáng thứ Ba, 29/5 vừa qua
Đây là thiên thạch thứ 2 bay qua Trái đất trong vòng 2 ngày. Ngày 28/5, thiên thạch 2012 KP24 có đường kính khoảng 20m cũng đã bay sát qua Trái đất ở khoảng cách 51.000km.
Tuy nhiên, 2012 KT42 khó có khả năng gây nguy hiểm cho sự sống trên Trái đất, bởi các nhà thiên văn học cho rằng thiên thạch này sẽ bị đốt cháy hoàn toàn nếu bay vào bầu khí quyển Trái đất, trước khi nó có cơ hội tàn phá hành tinh chúng ta.
Theo Daily Mail, Thiên thạch 2012 KT42 mới được phát hiện bởi tiến sĩ Alex Gibbs thuộc Viện nghiên cứu bầu trời Catalina - Đại học Arizona (Mỹ). Tiến sĩ Gibbs cho biết, quỹ đạo bay và tốc độ của thiên thạch này rất phức tạp, không thể dự đoán chính xác.
Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) phỏng đoán một thiên thạch khác, lớn hơn 2012 KT42 rất nhiều, là 2012 DA14 có đường kính 45m và nặng 14.000 tấn sẽ bay qua Trái đất ở khoảng cách 34.000km vào tháng 2 năm tới. Các nhà khoa học cảnh báo thiên thạch này có thể làm hư hại một số vệ tinh trên quỹ đạo Trái đất.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vũ trụ có mùi gì?
Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.
