Hầm băng cực lớn Liên Xô đào ở Bắc Cực đang tan chảy
Đây là hệ thống đường hầm băng đào thủ công lớn nhất thế giới, và luôn duy trì nhiệt ở mức âm 14 độ C.
Đường hầm bằng băng xây dựng tại Bắc Cực từ thời Liên Xô đang bị tan chảy do biến đổi khí hậu, theo Daily Mail.
Đường hầm băng xây dựng ở Bắc Cực.
Nhiều người thời đó gọi đường hầm là “cung điện mùa đông của Stalin” vì nó nằm trên một diện tích lớn hơn Nhà Trắng. Do tình trạng ấm lên toàn cầu, đường hầm này đang rò rỉ nước và có nguy cơ sập trong thời gian tới.
Diện tích của đường hầm này lên tới 7.000m2.
Đường hầm băng có tổng diện tích 7.000m2, nhiệt độ luôn ổn định từ âm 14 tới âm 12 độ C. Cá sẽ được lưu kho tại đây rồi xuất khẩu tới châu Âu. Đến nay, đây vẫn là đường hầm bằng băng lớn nhất thế giới được đào thủ công.
Cá được trữ trong đường hầm.
Người thực hiện công trình kì vĩ này là Gustav Backmaan, một người Đức bị bắt ở Siberia cùng một số người khác. Tới năm 1956, sau nhiều năm đào đường hầm, “cung điện mùa đông” chính thức hoàn thành. Tờ Siberian Times cho biết “nhờ sự tỉ mỉ, cẩn thận của Backmann cùng 20 nhân công khác, đường hầm băng hoàn thành là một kì tích thời điểm đó”.
Sử gia Andrey Ogorodnikov nói: “Những người tham gia đào hầm làm việc 3 ca và mất 10 năm để đào xong”. Tới năm 1967, Backmann được thả tự do và về Ukraine sinh sống.
Chính quyền khu vực Siberia đang kêu gọi quyên góp tiền để cứu “cung điện mùa đông” này.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
