Hầm chứa hạt giống chống tận thế ngập nước do băng tan

Hầm chứa hạt giống cứu thế giới trong trường hợp tận thế đang đối mặt nguy cơ thất thủ trước nước lụt dù thiết kế vô cùng kiên cố.

Hầm hạt giống toàn cầu (Global Seed Vault), ra đời để bảo tồn nền nông nghiệp thế giới trong trường hợp xảy ra ngày tận thế, bị nước băng tan xâm nhập do tầng đất đóng băng vĩnh cửu ở Bắc Cực đang tan chảy dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, RT hôm 21/5 đưa tin.

Hầm hạt giống nằm trên đảo Spitsbergen, thuộc quần đảo Svalbard ở Na Uy, đi vào hoạt động từ gần một thập kỷ trước. Mục đích xây dựng hầm là để chống chịu thảm họa toàn cầu. Tuy nhiên, nhiệt độ mùa đông ấm bất thường trong năm nay dẫn đến một lượng băng tan nhiều chưa từng thấy tràn xuống lối vào đường hầm, theo Guardian.

Dù nước lụt chưa chạm đến kho chứa hạt giống, có nghĩa hạt giống vẫn an toàn, vụ ngấm nước khiến các chuyên gia lo ngại về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới sự tồn tại lâu dài của hầm. Cơ sở được thiết kế để tự duy trì mà không có sự can thiệp của con người, nhưng hiện nay hầm đang được theo dõi 24/7, theo các nhà chức trách.


Hầm hạt giống Global Seed Vault. (Ảnh: AFP).

"Trong kế hoạch xây dựng, chúng tôi không hề nghĩ tới sự tan chảy của tầng đất đóng băng vĩnh cửu và không lường trước tới hiện tượng thời tiết cực đoan như vậy". Hege Njaa Aschim, phát ngôn viên chính phủ Na Uy, chia sẻ. "Rất nhiều nước chảy vào đầu đường hầm và đóng băng, do đó khi bạn đi vào cảm giác như bước trên sông băng vậy".

Chỉ vài tháng trước, hầm hạt giống chống tận thế mở rộng bộ sưu tập, với 50.000 mẫu hạt giống được quyên góp từ khắp nơi trên thế giới để lưu trữ an toàn cho tới khi cần dùng tới. Căn hầm hiện nay chứa 930.000 mẫu hạt giống nhưng có thể bảo quản tới 4,5 triệu mẫu trong hàng trăm năm. Mỗi mẫu bao gồm trung bình 500 hạt giống, do đó cơ sở có thể chứa tối đa 2,25 tỷ hạt giống.

Hôm 20/5, chính phủ Na Uy đã xác nhận kế hoạch tăng cường tính kiên cố cho hầm hạt giống toàn cầu Svalbard trong thời gian từ nay đến năm 2018. Theo Aschim, chính phủ Na Uy tin tưởng hạt giống và căn hầm sẽ không bao giờ ngập lụt, nhưng họ không hề muốn nước ngập ngay cả ở lối vào và đang cố gắng giảm thiểu nguy cơ.

Kế hoạch cải tiến hầm hạt giống của Na Uy tập trung vào loại bỏ nguồn nhiệt ở lối vào đường hầm và xây thêm cống rãnh bên sườn núi để ngăn nước băng tan tích tụ quanh lối vào. Những bức tường chống thấm cũng được xây dựng trong đường hầm để tăng cường bảo vệ kho chứa ở phía cuối.

Statsbygg, một cơ quan chính phủ, đang tiến hành dự án nghiên cứu phát triển, kết hợp với các chuyên gia khí tượng để theo dõi tầng đất đóng băng vĩnh cửu ở Svalbard. Cơ quan này cũng đang tìm hiểu khả năng tạo ra một đường hầm mới nhằm nâng cao an toàn trong dài hạn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
10 công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn

10 công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn

Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, bến Nhà Rồng không chỉ thu hút du khách bởi ý nghĩa lịch sử mà còn là kiến trúc đặc sắc, lâu đời.

Đăng ngày: 14/01/2025
15 công trình cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học

15 công trình cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học

Những người sống trên Trái Đất vào hàng ngàn năm trước đã tạo ra những công trình có quy mô đồ sộ và hết sức công phu.

Đăng ngày: 11/01/2025
Truyền thuyết bí ẩn về Vườn treo Babylon

Truyền thuyết bí ẩn về Vườn treo Babylon

Vườn treo Babylon được ghi chép lại rất nhiều trong các tài liệu của các nhà sử học Hy Lạp như Strabo và Diodorus Siculus, nhưng mặc khác lại có ít bằng chứng về sự hiện diện của chúng.

Đăng ngày: 11/01/2025
Chi hơn 4,8 nghìn tỷ xây cầu, Nhật Bản khiến thế giới ngỡ ngàng với công trình

Chi hơn 4,8 nghìn tỷ xây cầu, Nhật Bản khiến thế giới ngỡ ngàng với công trình "dốc đứng lên trời" độc nhất vô nhị

Chỉ mất 7 năm, Nhật Bản đã xây xong cây cầu khổng lồ vô cùng nổi tiếng này.

Đăng ngày: 06/09/2024
Tòa nhà siêu thực mô phỏng

Tòa nhà siêu thực mô phỏng "mật mã di truyền" của con người, tùy góc nhìn lại thấy nhiều hình dáng khác nhau

Một kiến trúc sư người Pháp ấp ủ hy vọng tạo ra các công trình tiết kiệm năng lượng và "ăn" khí CO2 đã chính thức thực hiện được giấc mơ này.

Đăng ngày: 17/07/2024
Đập lớn nhất Trung Quốc mạnh ngang 15 lò phản ứng hạt nhân

Đập lớn nhất Trung Quốc mạnh ngang 15 lò phản ứng hạt nhân

Con đập khổng lồ, gây nhiều tranh cãi này được xây dựng trên sông Dương Tử, đoạn thuộc tỉnh Hồ Bắc. Nó được thiết kế để giảm nguy cơ lũ lụt trong mùa mưa bão, cũng như trữ và điều hòa nước trong mùa khô.

Đăng ngày: 29/06/2020
Tháp Eiffel - Niềm tự hào của người Pháp

Tháp Eiffel - Niềm tự hào của người Pháp

Hơn một trăm năm nay hình ảnh nước Pháp và Thủ đô Paris gắn liền với tháp Eiffel. Được xây dựng năm 1889, để phục vụ triển lãm quốc tế, tháp Eiffel là kỳ đài đã gây ra nhiều tranh luận nhất ở Paris. Không một người dân Paris n&agrave

Đăng ngày: 22/11/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News