Hạn hán lịch sử tấn công Amazon, hơn trăm con cá heo chết hàng loạt

Hơn 100 con cá heo đã chết trên sông Amazon (Brazil) trong bối cảnh khu vực đang đối mặt với một đợt hạn hán lịch sử và nhiệt độ nước tăng cao kỷ lục, có nơi đã vượt quá 39 độ C.

Theo Viện Mamiraua - một cơ sở nghiên cứu được Bộ Khoa học Brazil tài trợ, xác của cá heo đều được tìm thấy trên hồ Tefé trong 7 ngày qua. Viện cho biết số lượng cá heo chết cao như vậy là bất thường và cho rằng nhiệt độ hồ cao kỷ lục cùng đợt hạn hán lịch sử ở Amazon có thể là nguyên nhân.

Hạn hán lịch sử tấn công Amazon, hơn trăm con cá heo chết hàng loạt
Xác cá heo trôi dạt vào bờ hồ Tefe. (Ảnh: Viện Mamiraua).

Tin tức này dường như là lời cảnh báo làm gia tăng mối lo ngại của các nhà khoa học khí hậu trước tác động của hoạt động con người và tình trạng hạn hán khắc nghiệt đang xảy ra trong khu vực.

“Vẫn còn sớm để xác định nguyên nhân của hiện tượng cực đoan này nhưng theo các chuyên gia, hiện tượng này chắc chắn có liên quan đến hạn hán và nhiệt độ cao ở hồ Tefé, khi một số chỗ có nhiệt độ vượt qua 39 độ C”, đại diện viện trả lời CNN Brasil.

Sông Amazon, tuyến đường thủy lớn nhất thế giới, hiện trong mùa khô và một số loài động vật trên sông cũng đang phải chịu mức nhiệt cao kỷ lục.

Các nhà nghiên cứu và nhà hoạt động đều tìm cách giải cứu những con cá heo còn sống sót bằng cách chuyển chúng từ các đầm và hồ ở ngoại ô đến dòng chính của con sông, có dòng nước mát hơn. Tuy nhiên, hoạt động này không hề dễ dàng do sự cách biệt của khu vực.

André Coelho, nhà nghiên cứu tại Viện Mamiraua, phân tích: “Việc chuyển môi trường sống của cá heo sang các con sông khác không hề an toàn vì điều quan trọng là phải xác minh xem có chất độc hoặc virus tại môi trường mới hay không”.

Trận hạn hán lịch sử ở Amazon cũng đang ảnh hưởng đến nền kinh tế khu vực. Mực nước dưới mức trung bình đã được ghi nhận tại 59 đô thị ở bang Amazonas, cản trở hoạt động vận chuyển và đánh bắt cá trên sông.

Các nhà chức trách dự đoán hạn hán còn diễn ra gay gắt hơn trong vài tuần tới, có thể khiến cá heo chết nhiều hơn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Xác nhận bắt được cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông Mê Kông

Xác nhận bắt được cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông Mê Kông

Tổ chức Guinness Thế giới vừa công nhận một con cá đuối nước ngọt nặng 300kg bắt được tại sông Mê Kông đoạn chảy qua địa phận Campuchia là cá nước ngọt lớn nhất thế giới.

Đăng ngày: 03/10/2023
Độc lạ loài cá chỉ có ở một tỉnh của Việt Nam: Biết bò trên cạn, leo cây, bắt chim

Độc lạ loài cá chỉ có ở một tỉnh của Việt Nam: Biết bò trên cạn, leo cây, bắt chim

Cứ đến mùa mưa là loài cá này lại di chuyển lên núi để kiếm ăn.

Đăng ngày: 02/10/2023
Đàn sư tử hợp sức vật chết cá sấu sông Nile

Đàn sư tử hợp sức vật chết cá sấu sông Nile

Cá sấu sông Nile đơn độc phơi nắng trên cạn trở thành mục tiêu tấn công của những con sư tử cái ở vườn quốc gia Kafue.

Đăng ngày: 01/10/2023
Nguyên nhân khiến chim cánh cụt đối mặt sự tuyệt chủng hàng loạt

Nguyên nhân khiến chim cánh cụt đối mặt sự tuyệt chủng hàng loạt

Chim cánh cụt ở Nam Cực có thể phải đối mặt với sự tuyệt chủng hàng loạt nếu dịch cúm gia cầm lan đến lục địa này.

Đăng ngày: 27/09/2023
Cách phân biệt con tôm và con tép

Cách phân biệt con tôm và con tép

Sẽ có độc giả bật cười rằng tôm - tép có gì mà không phân biệt được, nhưng người ở các địa phương khác nhau nói vấn đề này cũng gây nhiều tranh cãi.

Đăng ngày: 27/09/2023
Loài cá hút máu sống sót qua 4 cuộc đại tuyệt chủng

Loài cá hút máu sống sót qua 4 cuộc đại tuyệt chủng

Cá mút đá thuộc nhóm cá cổ đại Agnatha tiến hóa cách đây 450 triệu năm, trước cả khi khủng long xuất hiện.

Đăng ngày: 26/09/2023
Tham ăn, rắn chết tức tưởi vì rách họng khi nuốt cá

Tham ăn, rắn chết tức tưởi vì rách họng khi nuốt cá

Con rắn kém may mắn đã gặp một đối thủ " khó xơi". Kết quả là càng cố nuốt con cá, rắn bị gai đâm vào thành thực quản, gây ra vết thương nặng nề thậm chí là chết.

Đăng ngày: 23/09/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News