Hàn Quốc muốn đáp tàu xuống tiểu hành tinh rộng 340m
Chớp thời cơ Apophis tới sát Trái đất năm 2029, các chuyên gia sẽ phóng tàu tiếp cận tiểu hành tinh này, thậm chí lấy mẫu vật mang về.
Các nhà khoa học Hàn Quốc dự định đáp tàu xuống 99942 Apophis, tiểu hành tinh kích thước tương đương sân vận động, khi nó tới sát Trái đất vào ngày 13/4/2029 rồi mang mẫu vật trở về, Cnet hôm 7/12 đưa tin. Cụ thể, tiểu hành tinh đường kính khoảng 340 m này sẽ tới cách Trái đất chỉ 32.000 km, điều vô cùng hiếm xảy ra với thiên thể lớn như vậy.
Mô phỏng một tiểu hành tinh bay tới gần Trái đất. (Ảnh: NASA).
Apophis được xếp vào nhóm "có khả năng gây nguy hiểm" do khoảng cách gần và kích thước lớn. Đầu năm nay, NASA đã loại trừ khả năng tiểu hành tinh này va chạm với Trái đất khi nó bay tới gần hơn cả những vệ tinh thông tin cỡ lớn trên quỹ đạo địa tĩnh.
Kế hoạch của nhóm chuyên gia Hàn Quốc là tiếp cận Apophis vào tháng 1/2029, trước khi nó tới sát Trái đất. Tàu vũ trụ phóng lên không gian từ cuối năm 2027 sẽ đồng hành cùng Apophis. Con tàu sẽ quan sát và lập bản đồ tiểu hành tinh này trong suốt đường đi để phát hiện những thay đổi về cấu trúc (nếu có) xảy ra do tới gần Trái đất và do ảnh hưởng của lực hấp dẫn.
"Khi lực hấp dẫn gây tác động mạnh nhất lên Apophis, tôi nghĩ chúng ta sẽ có dữ liệu thời gian thực từ tiểu hành tinh, ví dụ như động đất hay lở đất đang diễn ra trên đó", Young-Jun Choi, chuyên gia tại Viện Khoa học Vũ trụ và Thiên văn Hàn Quốc, cho biết. Choi cũng đề cập đến khả năng đáp tàu xuống Apophis và mang mẫu vật về Trái đất, tương tự nhiệm vụ Hayabusa (Nhật Bản) vả Osiris-Rex (Mỹ).
Tại một hội thảo năm 2020 về Apophis và chuyến tiếp cận năm 2029, nhóm chuyên gia Hàn Quốc nhận định rằng nhiệm vụ bay tới Apophis giúp lấp lỗ hổng trong kiến thức khoa học về tác động của lực hấp dẫn. Điều này có thể sử dụng cho việc phòng thủ khi một mối đe dọa thực sự xảy ra với Trái đất.
Đầu năm nay, NASA đánh giá chuyến tiếp cận năm 2029 của Apophis là cơ hội chưa từng có để các nhà thiên văn quan sát kỹ một tàn tích của hệ Mặt Trời. Choi cho biết, cơ hội để nghiên cứu một tiểu hành tinh lớn như vậy ở khoảng cách gần thực sự hiếm. Ông ước lượng những chuyến tiếp cận tương tự chỉ xảy ra một lần trong 20.000 năm.

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất
Các nhà khoa học Thụy Sĩ sử dụng công nghệ VR và kho dữ liệu thiên văn khổng lồ để mô phỏng vũ trụ 360 độ trong thời gian thực.

10 câu đố vui về vũ trụ
Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.
