Hàn Quốc: Vệ tinh mất tích ngay sau khi phóng

Chính phủ Hàn Quốc ngày 26-8 thông báo vệ tinh khoa học gắn trên tên lửa đẩy đầu tiên của nước này đã biến mất chỉ ít lâu sau khi được phóng, và nguyên nhân sự cố là do trục trặc ở lớp vỏ bọc vệ tinh.

Bộ Giáo dục - Khoa học và công nghệ Hàn Quốc cho biết một trong hai lớp bọc vệ tinh STSAT-2 ở đầu tên lửa KSLV-1 đã không bong ra khỏi tên lửa sau khi đã mở để chuẩn bị phóng vệ tinh. Do vậy, tên lửa không đạt được tốc độ cần thiết để đưa vệ tinh vào đúng quỹ đạo dự kiến.

Các lớp vỏ bọc này nặng 300 kg, tức gấp 3 lần vệ tinh STSAT-2, và nó đã không thể tách khỏi tầng thứ hai của tên lửa như dự kiến”, Thứ trưởng Khoa học và công nghệ Kim Jung-hyun nói. Ông cũng cho biết độ nặng này đã ảnh hưởng tới sự ổn định và kiểm soát phương hướng, khiến tên lửa và vệ tinh bị “rối loạn” và hướng lên trên thay vì đi theo một đường cong song song với Trái đất.

Trước khi tách ra, vệ tinh và tầng thứ hai của tên lửa đã đạt đến độ cao 327 km, cao hơn độ cao dự kiến là 302 km, sau đó lên tiếp độ cao 387 km.

Sau khi lên đến độ cao này, vệ tinh rơi xuống đất và có thể đã bị phá hủy khi trở lại vùng khí quyển”, Thứ trưởng Kim nói, và thêm rằng rất khó tìm lại các mảnh vỡ của vệ tinh nặng 100 kg này.

Theo ông Kim, tốc độ mà STSAT-2 đạt được trước khi rơi xuống Trái đất ước khoảng 6,2 km/giây, chậm hơn nhiều so với con số 8 km/giây cần thiết để giữ một vật thể trong quỹ đạo. Hiện Hàn Quốc đã chính thức kêu gọi tham gia tìm kiếm vệ tinh.

Về nguyên nhân chính xác của sự cố, ông Kim cho hay đang làm việc với các kỹ sư Nga để làm sáng tỏ mọi chuyện. Tuy nhiên, ông tiết lộ khâu chế tạo lớp vỏ bọc vệ tinh là do Hàn Quốc chịu trách nhiệm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó

Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Đăng ngày: 03/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News