Hàng chục con rùa biển quý hiếm bị tàn sát ở Nhật Bản

Chính quyền tỉnh Okinawa (Nhật Bản) ngày 19/7 cho biết một ngư dân thú nhận đã đâm chết hàng chục con rùa biển xanh quý hiếm để loại bỏ chúng khỏi lưới đánh cá.

Theo mô tả của ông Yoshimitsu Tsukakoshi, nhân viên cấp cao thuộc Bảo tàng rùa biển Kumejima Umigame tại tỉnh Okinawa, đó là “một cảnh tượng cực kỳ rùng rợn” khi một số con rùa được phát hiện trong tình trạng chảy máu, khó thở và có những vết thủng lớn ở cổ, AFP đưa tin.

Theo ông, những vết thương này không thể tự nhiên mà có như vậy.

“Tôi không thể tin rằng cảnh tượng này vẫn còn xuất hiện trong thời đại ngày nay”, ông Tsukakoshi phát biểu với AFP.

“Rùa biển là loài sinh vật hiền lành và thường di chuyển ngay khi con người tìm cách tiếp cận chúng”, ông nói thêm.

Vào ngày 14/7, giới chức trách tỉnh Okinawa phát hiện khoảng 30-50 con rùa biển quý hiếm trong tình trạng tử vong, một số chỉ còn thoi thóp trôi dạt vào khu vực đảo Kumejima, tỉnh Okinawa.

Yuji Tabata, người đứng đầu hợp tác xã ngư dân địa phương, chia sẻ rằng một ngư dân thú nhận đã dùng dao đâm hàng chục con rùa sau khi phát hiện chúng mắc vào lưới đánh cá của mình.


Tất cả loài rùa biển đều nằm trong sách đỏ. (Ảnh: AFP).

Người này cho biết sau những nỗ lực bất thành khi cố gắng thả những con rùa bị mắc lưới, anh ta đã quyết định đâm chúng để làm chúng yếu dần rồi gỡ bỏ khỏi lưới.

“Ngư dân này nói rằng chưa từng thấy nhiều rùa đến vậy mắc vào lưới của mình. Hiện anh ta rất hối hận về hành động của mình”, ông Tabata cho biết.

Lực lượng chức năng địa phương đang vào cuộc để xác minh vụ việc hơn 30 con rùa biển xanh gặp nạn, song từ chối trả lời vấn đề rằng liệu ngư dân trên có thể phải đối mặt với hình phạt nào sau hành vi của mình hay không.

Tờ Okinawa Times hôm 19/7 đã lên án hành động gây thương tích đối với loài động vật quý hiếm của ngư dân trên và cách giới chức trách xử lý sau khi phát hiện ra chúng gặp nạn trên đảo Kumejima.

Đồng thời, tờ báo này cũng thúc giục chính quyền địa phương cần đánh giá lại về việc ngư dân cho rằng loài rùa biển xanh đang gây thiệt hại tới kinh tế của họ.

Theo một số báo cáo, một số ngư dân trong khu vực cho rằng số lượng rùa đang tăng lên đáng kể trong thời gian gần đây. Các sinh vật này gây thiệt hại tới kinh tế của họ khi chúng có thể va chạm với các tàu đánh cá.

Kumejima là một hòn đảo xa xôi thuộc đảo chính Okinawa, cách thủ đô Tokyo khoảng 1.600km về phía tây nam. Theo chuyên gia thuộc Bảo tàng Rùa biển Kumejima, vị trí phát hiện những con rùa gặp nạn là khu vực nhiều tảo biển. Nhiều khả năng những con rùa biển đã đến đây tìm thức ăn.

“Chúng tôi đang nỗ lực tìm cách ngăn ngừa những sự việc tương tự xảy ra trong tương lai”, ông Tabata nhấn mạnh.

Tất cả loài rùa biển đều được coi là có nguy cơ tuyệt chủng và nằm trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Theo World Wide Fund For Nature, một tổ chức phi chính phủ quốc tế, rùa biển được bảo vệ trên toàn thế giới.

Loài vật này đang ngày càng bị đe dọa do các yếu tố như sự phát triển ven biển, đánh bắt quá mức và cả khi chúng vô tình bị mắc lưới đánh bắt của ngư dân.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!

Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!

Đây là loài rắn rất đa dạng và phân bố rất nhiều ở Việt Nam nước ta, vậy danh tính của chúng là gì và có thật sự nguy hiểm hay không?

Đăng ngày: 03/04/2025
Hổ với sư tử - kẻ săn mồi nào mạnh hơn?

Hổ với sư tử - kẻ săn mồi nào mạnh hơn?

Hổ khỏe hơn và săn mồi độc lập tốt hơn, nhưng sư tử nhanh nhẹn hơn và có tỷ lệ săn mồi thành công cao hơn nhờ đi theo bầy.

Đăng ngày: 31/03/2025
Cận cảnh loài giun từ châu Á đang khiến cả nước Mỹ

Cận cảnh loài giun từ châu Á đang khiến cả nước Mỹ "đau đầu"

Thời gian gần đây, một loài giun gây hại có nguồn gốc từ châu Á đang xuất hiện tràn lan trên khắp nước Mỹ, gây ra không ít phiền toái cho người dân nước này.

Đăng ngày: 31/03/2025
Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!

Rắn chàm quạp cực độc nhưng dễ bị nhầm lẫn với sinh vật này: Cách phân biệt nhanh, rất dễ!

Cả hai đều thuộc họ rắn lục Viperidae nên rất dễ nhầm lẫn.

Đăng ngày: 31/03/2025
Ngư dân Campuchia bắt được cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông MeKong

Ngư dân Campuchia bắt được cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông MeKong

Các nhà khoa học Campuchia và Mỹ xác nhận ngư dân Campuchia vừa bắt được con cá nước ngọt lớn nhất thế giới trên sông Mê Kông.

Đăng ngày: 30/03/2025
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?

Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.

Đăng ngày: 29/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News