Cận cảnh hang động phát sáng huyền bí nhất thế giới, nơi được mệnh danh là bầu trời sao dưới lòng đất
Nằm ở ngoại ô thị trấn Waitomo thuộc đảo Bắc, New Zealand, hệ thống hang động Waitomo Glowworm là một điểm du lịch thu hút.
Bước vào hệ thống hang động trên một chiếc bè nhỏ nơi có dòng suối chảy xuống lòng đất với ngọn nến trên tay, hai người đàn ông cẩn thận điều hướng dòng chảy qua các hang động.
Trong bóng tối, họ nhận thấy những ánh sáng nhỏ li ti nằm rải rác trên các vách đá, tạo thành một vũ trụ phát quang sinh học tuyệt đẹp. Đó chính là khoảnh khắc mà nhà khảo sát người Anh Fred Mace và tộc trưởng người Maori phát hiện ra hang động Waitomo vào cuối thế kỉ 19.
Không gian trong hang động Waitomo.
Hệ thống hang động Waitomo nằm ở một ngôi làng tại New Zealand. Với 2 triệu năm nằm dưới một ngôi làng nhỏ ẩn giấu, hang động này chỉ bắt đầu trở nên nổi tiếng sau khi nhiếp ảnh gia Joseph Michael đến thăm hang động và chụp lại những bức ảnh ở nơi đây.
Nằm dưới độ sâu 40m dưới lòng đất, qua thời gian dài tác động bởi thiên nhiên, hang Waitomo Glowworn dần hình thành những mảng thạch nhũ với nhiều hình thù đa dạng và càng lộng lẫy hơn dưới ánh sáng lấp lánh huyền ảo.
Không giống như những hang động khác, Waitomo Glowworm hấp dẫn du khách nhờ số lượng lớn đom đóm sống tại đây. Những con đom đóm có tên khoa học Arachnocampa luminosa khi phát quang sẽ tạo ra ánh sáng màu xanh lá cây pha lẫn xanh dương đặc biệt, chỉ có ở New Zealand.
Hang động Waitomo Glowworm
Khi sinh sống trong hang, chúng sẽ nhả tơ, làm tổ trên trần rồi treo mình lên những sợi tơ mỏng, sau đó sẽ phát ra loại ánh sáng đặc biệt. Sự phát quang của loài sinh vật nhỏ bé này tạo ra một thứ ánh sáng có màu xanh da trời pha một chút xanh lá cây làm cho không gian trong hang động trở nên vô cùng kỳ ảo.
Bên cạnh đó, hình ảnh thạch nhũ trắng xóa và tiếng nước chảy róc rách khiến cho hang động Waitomo càng làm du khách cảm thấy thu hút hơn. Không ngoa khi nói rằng, hang động này cho ta cảm giác giống hệt như trong những bộ phim fantasy của điện ảnh Hollywood.
Hang động sở hữu những đốm sáng xanh lấp lánh.
Mặc dù được phát hiện vào năm 1887 nhưng phải đến tận năm 1989, Tane Tinorau mới trùng tu lại và mở hang cho các khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến tham quan. Đến năm 1906, chính phủ New Zealand đã chính thức tiếp nhận việc sở hữu hang động và quảng bá nơi này như một địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi đặt chân đến đất nước này.
Tuy vậy, tù trưởng Tane vẫn nhận được phần trăm doanh thu của hang động và tham gia vào các hoạt động quản lý, phát triển hang.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac
