Hàng loạt thiên thể đỏ biến thành màu xanh trong "quái vật" chứa Trái đất
Vì là một thiên hà thuộc dạng quái vật nên Milky Way chứa Trái đất có một lỗ đen trung tâm xứng tầm. Dù đã ngủ yên, nó vẫn gây ra những hiện tượng khó tin ở vùng lõi thiên hà.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Michal Zajaček, nhà vật lý thiên văn từ Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan, đã tìm thấy một hiện tượng lạ ở vùng gần trung tâm của Milky Way - thiên hà chứa Trái đất. Đó là sự xuất hiện của những ngôi sao màu xanh kỳ bí dường như đang bao vây lỗ đen siêu khối ở trung tâm thiên hà.
Trung tâm "quái vật" chứa Trái đất Milky Way qua hình ảnh được đồ họa lại từ các công cụ quan sát hiện đại nhất thế giới, là một vùng không gian bị lỗ đen khuấy động với màu đỏ từ các sóng vô tuyến; màu xanh lam và xanh lục từ tia X - (Ảnh: X-RAY: CXC/NASA, D. WANG ET AL./UMASS; RADIO: MEERKAT/SARAO).
Theo các nghiên cứu trước đó, thiên hà của chúng ta là một thiên hà "quái vật", tức rất to lớn và đã nuốt gần 20 thiên hà nhỏ hơn để phát triển đến tầm vóc hiện nay. Trung tâm của thiên hà cũng là một "trái tim" xứng tầm": lỗ đen Sagittarius A *, cũng thuộc hàng "quái vật" trong những "lỗ đen quái vật", cụm từ mà giới thiên văn dùng để chỉ những lỗ đen siêu khối cực lớn, cực nặng và cực hung dữ.
Science News dẫn lời của tiến sĩ Zajaček, cho biết rằng dù đã ngủ yên, Sagittarius A * vẫn đang là kẻ chịu trách nhiệm cho bầy sao xanh đông đúc xung quanh nó: lỗ đen này đã phóng ra những luồng khí cực mạnh, xé toạc các lớp ngoài của những ngôi sao khổng lồ đỏ, một dạng sao lớn thường thấy trong vũ trụ, biến chúng thành các ngôi sao đỏ nhỏ hơn hoặc chuyển hẳn sang màu xanh lam.
Sắc xanh tưởng chừng như dịu mát, đối với các ngôi sao lại biểu trưng cho sức nóng không tưởng. Thông thường những ngôi sao màu vàng hay màu cam giống Mặt Trời chúng ta khi về cuối đời thì các lớp bên ngoài sẽ nở ra, làm bề mặt nguội bớt và biến thành một ngôi sao khổng lồ đỏ dịu mát. Nhưng khi bị lỗ đen "bóc vỏ", các ngôi sao này chỉ còn trơ lại chiếc lõi cực nóng với sắc xanh chết người.
Theo tiến sĩ Tuan Do, nhà thiên văn từ Đại học California ở Los Angeles, đồng tác giả, các luồng khí này có thể đã tạo thành đĩa quay quanh lỗ đen từ vài triệu năm trước. Các ngôi sao đỏ lao vào đĩa này và bị biến màu, tạo nên một chiếc đĩa dày 1,6 năm ánh sáng quanh lỗ đen gần như vắng bóng các ngôi sao đỏ.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Tổng quan về sao Hỏa
Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.
