Hàng ngàn người mất liên lạc do sự cố vệ tinh
Tin báo chí Canada cho hay (6/10/2011), một sự cố vệ tinh thông tin xảy ra đã ảnh hưởng đến hàng ngàn người ở các vùng nông thôn phía bắc Canada và hàng chục chuyến bay do mất dịch vụ truyền thông.
Đó là sự cố vệ tinh Anik F2. Theo các quan chức điều hành vệ tinh Telesat Ottawa Canada cho biết, sự cố này bắt đầu xảy ra lúc 6:36 am (1036 GMT), khi vệ tinh viễn thông Anik F2 bị trục trặc kỹ thuật.
Hàng ngàn người bị mất liên lạc do vệ tinh Anik F2 trục trặc kỹ thuật (Ảnh: space)
Sự cố đã ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin liệc lạc của các cộng đồng trong lãnh thổ Tây Bắc và vùng lãnh thổ Nunavut, theo hãng cung cấp thông tin liên lạc Northwestel Canada cho biết. Telesat đang kiểm soát vệ tinh để đưa nó hoạt động bình thường trở lại.
Hiện có tất cả 39 cộng đồng dân cư đang phụ thuộc vào dịch vụ thông tin liên lạc của vệ tinh Anik F2. Theo AP cho hay, có 1.000 người bị mắc kẹt khi 48 chuyến bay bị hủy bỏ bởi các hãng hàng không do sự cố vệ tinh. Theo Đài phát thanh CBC của Canada, các cư dân trong vùng ảnh hưởng bị mất dịch vụ gọi điện thoại đường dài, điện thoại di động và máy ATM. Một số dịch vụ Internet DSL và kênh truyền hình cáp cũng bị ngắt.
Vệ tinh Anik F2 được phóng vào năm 2004, nặng khoảng 12.118 pounds (5.950 kg) và được trang bị với 32 Ku bộ thu, 38 Ka hệ thống phát tín hiệu lại và 24 C bộ tiếp sóng. Nó được thiết kế để cung cấp Internet tốc độ cao và truyền thông kỹ thuật số cho người sử dụng trên các vùng của Canada và Hoa Kỳ.
“Anik F2 hỗ trợ một loạt các dịch vụ ở Canada và Hoa Kỳ, tất cả đều bị ảnh hưởng bởi sự cố bất thường của vệ tinh”, quan chức Telesat cho biết.
Vệ tinh này được thiết kế hoạt động trong khoảng 15 năm. Tên Anik có nghĩa là “cậu em nhỏ” trong ngôn ngữ Inuit. Hiện vệ tinh là một trong số 12 vệ tinh do cơ quan điều hành vệ tinh Telesat Ottawa của canada quản lý.

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.
