Hàng nghìn "cá dương vật" dạt vào bãi biển Argentina
Loài giun thìa hay còn gọi là cá dương vật mắc cạn dọc bãi biển ở Argentina sau bão, thu hút ngư dân tới nhặt để làm mồi câu.
Xác giun biển trên bãi biển Multillar. (Ảnh: Jam Press).
Vô số con giun biển có tên khoa học Urechis unicinctus bị sóng xô vào bãi biển Multillar ở phía bắc Rio Grande, Argentina, sau cơn bão lớn vào chiều ngày 17/7, theo Mail. Những ngư dân địa phương đổ xô tới bãi biển để nhặt giun biển do chúng là mồi câu tuyệt vời, đặc biệt khi câu cá vược biển đen.
Đây không phải là hiện tượng hiếm gặp ở Argentina. Trước đây, chúng cũng dạt vào bờ biển phía nam đất nước trong thời tiết mưa bão. Năm 2019, loài vật này cũng bao phủ bãi biển ở bang California, Mỹ.
Dài khoảng 25cm, giun biển thường vùi mình trong cát nhưng bão và sóng trào ngoài biển có thể dễ dàng đẩy chúng ra khỏi nơi trú ngụ và dạt vào đất liền. Chúng đào hang hình chữ U ở đáy biển và để những loài vật khác chui vào. Bằng chứng hóa thạch cho thấy giun biển đã tồn tại trên Trái Đất 300 triệu năm. Một cá thể có tuổi thọ lên tới 25 năm, chủ yếu ăn vi khuẩn và sinh vật phù du. Chúng là mồi săn của những loài cá lớn hơn, cá mập, mòng biển, rái cá và cả con người.
"U. unicinctus hoàn toàn vô hại đối với con người do không có răng và cho cảm giác rất dễ chịu khi chạm vào. Hơn nữa, ở các nước châu Á, chúng còn được sử dụng làm thức ăn, có thể ăn sống hoặc nấu chín theo nhiều kiểu khác nhau", nhà nghiên cứu người Nga Igor Adameyko, cho biết.
Người dân ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc thường ăn sống giun biển cùng với muối và dầu mè. Chúng được xem là món ăn bổ dưỡng do chứa nồng độ axit amin cao. Vị của chúng rất dịu và giống con trai.

Đại dương sâu đến mức nào?
Độ sâu trung bình của đại dương là khoảng 3.700m. Điểm sâu nhất của đại dương được biết đến hiện nay là Challenger Deep thuộc rãnh Mariana với độ sâu khoảng 10.935m (gần 11km).

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn
Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông
Những con cá quả thông "vũ trang" bản thân như những xe bọc thép hầm hố, là sinh vật gây thích thú có ở vùng biển Đông. Loài cá này yêu cầu ngặt nghèo về điều kiện sống.

Một loài khác đang phát triển bộ não giống con người
Dù bị chia cắt bởi 500 triệu năm tiến hóa, bản kế hoạch chi tiết về một bộ não thông minh, phức tạp vẫn được bảo tồn trong cơ thể hai loài, một trong hai là con người.
