Hàng nghìn con cá tạo sóng ngăn chim săn mồi

Các nhà nghiên cứu phát hiện cá molly hợp sức tạo ra những gợn sóng để chim săn mồi không thể nhắm vào bất cứ cá thể nào.

Cá molly lưu huỳnh (Poecilia sulphuraria) là loài cá nhỏ màu bạc thuộc họ cá khổng tước, sống trong những ao nước chứa đầy lưu huỳnh ở bang Tabasco, Mexico. Khi có động, đàn cá sẽ phản ứng bằng cách tạo ra những gợn sóng lan tỏa. Cứ vài giây, hàng nghìn con cá sẽ lặp lại chuyển động lặn nhanh để tạo sóng, đôi khi kéo dài tới hai phút.

Hàng nghìn con cá tạo sóng ngăn chim săn mồi
Đàn cá molly lưu huỳnh. (Ảnh: Juliane Lukas)

Cá molly là con mồi của nhiều loài chim ăn thịt, bao gồm diệc bạch, chim bói cá và chim bắt ruồi. Khi con chim lặn xuống tấn công, cá molly sẽ quẫy đuôi và xoay tròn. Các nhà khoa học ở Đức không thể tới quan sát trực tiếp đàn cá do Covid-19. Thay vào đó, họ phân tích video quay trong hơn hai năm về những cuộc tấn công của chim săn mồi, cả trong thực tế và mô phỏng. Họ phát hiện hành vi tạo sóng của cá molly nhằm vào chim săn mồi đậu trên bờ, theo báo cáo công bố hôm 22/12 trên tạp chí Current Biology.

Theo David Bierbach, nhà sinh vật học ở Viện Sinh thái học nước ngọt và Ngư nghiệp nội địa Leibniz, đồng tác giả nghiên cứu, không phải mọi vụ tấn công của chim đều kích thích hành vi trên. Ví dụ, chim bói cá lao thẳng xuống mặt nước và khuấy động cá molly quẫy mình gần như mọi lúc. Nhưng chim bắt ruồi rất nhẹ nhàng, chúng chỉ nhúng mỏ xuống nước và hiếm khi dấy lên phản ứng.

Kết quả quan sát cung cấp cho các nhà nghiên cứu một cách kiểm tra giả thuyết chuyển động quẫy có gây ra thay đổi trong hành vi của động vật săn mồi hay không. Họ dựng chỗ đậu dọc theo dòng suối chứa lưu huỳnh và camera để ghi hình chim bắt ruồi. Sau khi một con chim bay qua mặt nước, nhà nghiên cứu dùng ná cao su kích động hành vi tạo sóng của cá molly, mô phỏng khi chim bói cá săn mồi bên cạnh chim ruồi. Sau đó, nhóm nghiên cứu có thể so sánh hai kiểu săn mồi.

Khi đàn cá tạo gợn sóng lao xao, chim bắt ruồi đậu ở gần đó. Thông qua hơn 200 lượt săn mồi, các nhà nghiên cứu nhận thấy chim bắt ruồi chờ lâu hơn hai lần trước khi bắt đầu lượt săn mới so với khi mặt nước tĩnh lặng. Khi tấn công lần nữa, chúng bắt cá kém thành công hơn nhiều so với khi nước lặng. Đối với chim bói cá, nhóm nghiên cứu phát hiện đàn cá càng quẫy nhiều lần, những con chim càng chờ lâu hơn, giống như thể chúng chờ mặt nước yên tĩnh trở lại.

Phản ứng đó hé lộ hành vi quẫy không chỉ khiến động vật săn mồi khó nhắm vào một con cá hơn và những con chim biết rõ chắc chắn chúng sẽ phí sức nếu cơn sóng nổi lên. Đây là một quan sát thú vị bởi nếu cá molly tìm cách chạy trốn chim săn mồi, kẻ thù của chúng có thể lặn sâu hơn và nán lại lâu hơn.

Hành vi đồng bộ như đàn châu chấu đồng loạt nhấp nháy hay đàn chim cùng di chuyển ở khoảng cách đều nhau trên bầu trời từ lâu đã thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu. Tuy nhiên, rất khó xác định lợi ích mà hành vi này đem lại hoặc lý do tiến hóa của nó. Cá molly lưu huỳnh là một trong những trường hợp hiếm hoi mà các nhà nghiên cứu có thể quan sát lợi ích của hành vi đồng bộ. Tiếp theo, Bierbach và cộng sự hy vọng có thể phát hiện những con cá đầu tiên lặn xuống như thế nào để phát tín hiệu cho đồng loại và quá trình lặn có khác biệt tùy theo loại xáo trộn hay không.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Người đàn ông duy nhất trên thế giới đủ

Người đàn ông duy nhất trên thế giới đủ "dũng khí" tắm chung cùng gấu Bắc Cực

Gấu Bắc Cực là loài thú săn mồi to lớn nhất trên cạn và là loài động vật duy nhất trong dòng họ gấu ăn thịt.

Đăng ngày: 29/12/2021
Màn trình diễn chim cánh cụt đi bộ nổi tiếng ở Nhật Bản

Màn trình diễn chim cánh cụt đi bộ nổi tiếng ở Nhật Bản

Đàn chim cánh cụt đi bộ trên tuyết ở khu vực Hokkaido là khoảnh khắc tuyệt vời mà khách du lịch chờ đợi mỗi khi đến tham quan tại đây.

Đăng ngày: 29/12/2021
Chuyện

Chuyện "chú tinh tinh lai người": Đi lại bằng 2 chân, thích phụ nữ và bi kịch cuối đời

Người ta cho rằng tinh tinh có 48 nhiễm sắc thể, con người thì có 46 nhiễm sắc thể, còn chú tinh tinh Oliver thì có 47 nhiễm sắc thể.

Đăng ngày: 29/12/2021
Sư tử đánh lạc hướng trâu mẹ để giết nghé con và cái kết gay cấn

Sư tử đánh lạc hướng trâu mẹ để giết nghé con và cái kết gay cấn

Sau khi đánh lạc hướng được trâu mẹ, con sư tử cái còn lại đã lao tới vồ lấy nghé con. Tuy nhiên, khi chưa kịp kết liễu con mồi thì trâu mẹ lại xuất hiện.

Đăng ngày: 29/12/2021
Báo hoa mai trèo qua cổng, tóm gọn chó nhà rồi bỏ trốn

Báo hoa mai trèo qua cổng, tóm gọn chó nhà rồi bỏ trốn

Thước phim do Parveen Kaswan, cán bộ ở Cơ quan Lâm nghiệp Ấn Độ, cho thấy con báo nhảy qua cánh cổng khóa kín và tấn công một con chó pooch trước khi bỏ trốn.

Đăng ngày: 29/12/2021
Hàng nghìn con sếu chết trong thảm hoạt thiên nhiên tồi tệ nhất ở Israel

Hàng nghìn con sếu chết trong thảm hoạt thiên nhiên tồi tệ nhất ở Israel

Đợt bùng phát dịch cúm gia cầm đã giết chết hơn 5.000 con sếu di cư ở Israel.

Đăng ngày: 28/12/2021
Thấy con nằm bất động, voi mẹ vội kiểm tra hơi thở và cái kết

Thấy con nằm bất động, voi mẹ vội kiểm tra hơi thở và cái kết

Thấy voi con nằm ngủ say tới mức không nhúc nhích, voi mẹ đã cẩn thận dùng vòi kiểm tra hơi thở của con trai khiến người xem thích thú.

Đăng ngày: 28/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News