Hàng nghìn con cua nhện tràn lên bất thường ở bãi biển Anh

Nhiệt độ nước biển tăng do khủng hoảng khí hậu đã tạo ra hiện tượng hàng nghìn con cua nhện tràn vào bất thường ở bãi biển thị trấn St Ives, Cornwell.

Hàng nghìn con cua có nọc độc đã tràn vào vùng nước nông ở St Ives để lột xác trước khi quay trở lại độ sâu chúng thường sống - khoảng 90 m dưới mực nước biển, Guardian đưa tin ngày 6/8.


Cua nhện tràn vào vùng nước nông tại một bãi biển ở St Ives, Cornwall, Anh để thay vỏ. (Ảnh: BNPS).

Loài giáp xác này dễ nhận dạng với phần chân và càng dài, có nọc độc dùng để săn mồi nhưng vô hại đối với con người. Tuy nhiên, sự hiện diện của chúng với số lượng lớn tại bãi biển Porthgwidden đủ để khiến nhiều người tắm biển phải rời đi.

Kate Lowe, một nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh biển, đã chụp được sự kiện này.

“Tôi lặn biển hầu hết thời gian trong năm, nhưng tôi chưa bao giờ nhìn thấy cua nhện với số lượng như vậy. Khi chúng tôi quay trở lại bờ biển, cảnh tượng trông như thể có rất nhiều tảng đá sẫm màu ngay dưới bề mặt nước", cô nói.

“Chỉ cần bước 2-3 bước xuống nước là có hàng nghìn con cua. Điều này thực sự không thể tin được, chỗ đó nước chỉ cao đến đầu gối. Rất nhiều khách du lịch đã hét lên khi nhìn thấy chúng. Vỏ của lũ cua trôi bập bềnh xung quanh”, Kate mô tả.

Các chuyên gia cho biết việc cua nhện xuất hiện ở vùng biển của Anh không phải chuyện lạ, nhưng số lần loài này tràn vào các vùng nước nông với lượng lớn như vậy đang có tần suất nhiều hơn vào mùa hè, do nhiệt độ nước biển tăng cao vì khủng hoảng khí hậu.

Cua nhện thường tụ tập với số lượng lớn ở vùng nước nông để tự bảo vệ mình khỏi kẻ săn mồi trong quá trình lột xác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?

Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Đăng ngày: 10/02/2025

"Đội quân" hàng ngàn con cua xếp chồng nhau dưới biển

"Đội quân" lên đến hàng ngàn con cua nhện bản địa xuất hiện ở vùng nước nông ngoài khơi dọc theo bờ biển phía Nam của Úc.

Đăng ngày: 10/02/2025
Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng

Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng

Kỳ lân biển là động vật biển có kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng. Điều khiến loài vật này được chú ý nhiều nhất là chiếc sừng dài đặc biệt ở trên đầu.

Đăng ngày: 09/02/2025
Cực kỳ thông minh và đáng yêu, cá voi Beluga còn có một năng lực đặc biệt khiến con người phải rùng mình

Cực kỳ thông minh và đáng yêu, cá voi Beluga còn có một năng lực đặc biệt khiến con người phải rùng mình

Cá voi Beluga, còn được gọi là cá voi trắng, là một trong những loài cá voi nhỏ nhất thế giới động vật.

Đăng ngày: 09/02/2025
Những điều thú vị về con sam biển

Những điều thú vị về con sam biển

So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Đăng ngày: 08/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News