Hàng nghìn xác chim phủ kín vùng hồ rộng 200km2

Các nhà chức trách bang Rajasthan vẫn chưa tìm ra nguyên nhân khiến 2.400 con chim chết la liệt ở hồ nội địa lớn nhất Ấn Độ.

Hàng nghìn xác chim phủ kín vùng hồ rộng 200km2
Xác chim chất đầy mặt đất. (Ảnh: CNN).

Những cư dân địa phương trông thấy xác chim chết hôm 10/11 dọc theo bờ hồ muối Sambhar ở bang Rajasthan phía tây bắc Ấn Độ, theo Arun Prasad, giám đốc Cơ quan bảo tồn rừng của bang. Sau khi nhận tin báo từ người dân, các nhà chức trách ước tính có hơn 2.400 con chim chết, bao gồm 20 loài chim di cư kéo tới hồ mỗi năm. Ông Prasad cho biết chim di cư thường di chuyển theo "đường bay Trung Á", qua những vùng đất như Siberia, Mông Cổ, Iran và Afghanistan.

Xác chim rải rác khắp khu vực rộng lớn cạnh hồ với tổng diện tích lên tới 190km2. Các cán bộ bảo vệ động vật hoang dã chưa tìm ra nguyên nhân khiến chim chết tập thể. Nhưng nhiều khả năng độ mặn và độ kiềm trong nước cao ảnh hưởng tới những con chim, theo Ashutosh Arora, cán bộ cấp cao ở Cục chăn nuôi bang Rajasthan.

Ashok Sharma, đồng giám đốc Trung tâm chẩn đoán bệnh, cho biết mẫu vật đã được đưa đi phân tích tại phòng thí nghiệm ở trung tâm bang Madhya Pradesh. "Tại thời điểm này, chúng tôi nghi ngờ có độc tính và độ mặn cao trong nước hồ. Chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết khi có kết quả điều tra chính xác vào cuối tuần này".

Hồ Sambhar được cho là quá mặn với nhiều loài, nhưng theo các trang web du lịch địa phương, đây là nơi tụ tập phổ biến của chim hồng hạc, cò, chim dẽ, choắt nâu, cà kheo cánh đen, sâm cầm và vịt mỏ thìa. Nhà chức trách chưa rõ những loài nào bị ảnh hưởng. Các công nhân môi trường phải gom xác chim bỏ lên thùng xe tải và chôn chung trong một hố lớn. Ông Prasad cũng bác bỏ khả năng có bệnh dịch bởi những loài chim địa phương vẫn tiếp tục đến kiếm ăn ở vùng nước và đầm lầy gần đó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mèo bị biệt giam vì chuyên dắt đồng loại trốn trại

Mèo bị biệt giam vì chuyên dắt đồng loại trốn trại

Con mèo tỏ vẻ khó chịu sau khi bị nhốt riêng ở nơi khác như hình phạt dành cho những tội lỗi nó gây ra.

Đăng ngày: 14/11/2019
Phát hiện 7 loài đỉa mới sống trong trai nước ngọt

Phát hiện 7 loài đỉa mới sống trong trai nước ngọt

Nghiên cứu được công bố hôm 11/11 cho thấy sự liên kết giữa đỉa và trai nước ngọt đã phát triển qua hàng triệu năm.

Đăng ngày: 14/11/2019
Thằn lằn thay đổi thói quen ăn uống khi khí hậu tăng 2 độ C

Thằn lằn thay đổi thói quen ăn uống khi khí hậu tăng 2 độ C

Thằn lằn thường sống bằng chế độ ăn côn trùng, bao gồm cả côn trùng ăn thực vật như dế, cũng như côn trùng ăn thịt như nhện và bọ cánh cứng. T

Đăng ngày: 12/11/2019
Loài vật nửa hươu nửa chuột lần đầu tái xuất sau 30 năm tại Việt Nam

Loài vật nửa hươu nửa chuột lần đầu tái xuất sau 30 năm tại Việt Nam

Những sinh vật nhỏ có hình thù nửa hươu nửa chuột đã xuất sau hơn ba thập kỷ được cho là biến mất ở miền Nam Việt Nam, phát hiện mới nhất này đã khiến các nhà sinh vật học trên khắp thế giới vô cùng phấn khích.

Đăng ngày: 12/11/2019
Chế tạo sừng tê giác giả để cứu tê giác thật

Chế tạo sừng tê giác giả để cứu tê giác thật

Các nhà khoa học đã chế tạo thành công một loại sừng tê giác giả bằng lông ngựa với mục đích làm rối loạn thị trường mua bán sừng tê giác và bảo vệ loài vật này khỏi nguy cơ tuyệt chủng.

Đăng ngày: 11/11/2019
Cá chép có khuôn mặt giống người

Cá chép có khuôn mặt giống người

Con cá chép vàng bơi dưới nước có nhiều vệt đen trên mặt tương tự mắt, mũi và miệng của con người.

Đăng ngày: 11/11/2019
“Xã hội chim” phức tạp đầu tiên trên thế giới

“Xã hội chim” phức tạp đầu tiên trên thế giới

Nhiều loài động vật mang tính xã hội, nhưng chỉ một số ít có những gì mà các nhà sinh vật học gọi là xã hội phức tạp.

Đăng ngày: 07/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News