Hàng triệu con cua đỏ di cư tới vịnh Cuba
Mỗi năm, hàng triệu con cua chui ra từ rừng rậm vào đầu xuân và tiến về phía vịnh Pigs, băng qua đường phố và cao tốc nguy hiểm để sinh sản.
Cua đỏ di cư ở Cuba. (Video: CTV News)
Hành trình di cư của đàn cua đỏ thuộc hai loài Gecarcinus ruricola và lateralis gây lo ngại cho những tài xế ở thị trấn Giron phải tìm cách luồn lách để tránh giết chết chúng. Đàn cua trở thành mối phiền toái cho cư dân địa phương nhưng cảnh tượng chúng sang đường lại là kỳ quan đối với du khách và người qua đường lần đầu chứng kiến.
"Những con cua tới đây trước chúng tôi", Amaury Urra, hướng dẫn viên leo núi 50 tuổi, người đã sống cả đời ở đầm lầy lớn nhất Caribe Ciénega de Zapata, chia sẻ. "Chúng tôi đã quen với điều này".
Thị trấn Giron nằm cách thủ đô Havana 180 km về phía đông nam. Năm nay, những con cua bắt đầu di cư sớm. Cuối tháng 3, nhà chức trách địa phương đã cảnh báo tài xế tránh di chuyển vào buổi sáng và chiều tối, thời gian di chuyển ưa thích của đàn cua. Các nhà hoạt động vì môi trường cũng yêu cầu đóng cửa đường chính, đặc biệt vào thời gian di cư.
Hành trình của những con cua đỏ có thể kéo dài tới tháng 7. Đàn cua đổ ra đường đông nhất vào giữa tháng 4 và tháng 5. Cư dân địa phương cần cẩn thận trong thời gian này bởi khi cua đỏ cảm thấy bị đe dọa, chúng có thể đâm thủng lốp xe bằng càng.
Năm nay, những con cua bắt đầu di cư sớm.
Số liệu chính thức ước tính có khoảng 3,5 triệu con cua chết mỗi mùa di cư, nhiều con trong số đó bị phương tiện chạy qua cán phải. Cua đỏ cũng sinh sống và di cư ở Bahamas, Nicaragua, Jamaica và Dominica. Nhưng ở Giron và một khu vực ven biển khác gần tỉnh Cienfuegos ở lân cận, đường đi của chúng có lượng xe cộ chạy qua rất đông.
Chuyến di cư của đàn cua xảy ra sau khi dịch bệnh kéo dài 2 năm, dẫn tới số lượng cua lớn chưa từng thấy. "Chúng tôi quan sát thấy chuyến di cư có mật độ cao khác thường", Reinaldo Santana Aguilar, nhà khoa học tại Bộ môi trường Cuba, chia sẻ với Reuters. "Nhiều khả năng số lượng cua đã phục hồi và đó là lý do tại sao chúng lũ lượt di cư như vậy".
Hơn 4 triệu năm trước, Gecarcoidea, tổ tiên của những con cua này, sống ở biển. Tuy nhiên, chúng tiến hóa chậm rãi để sống sót ở nền rừng nhiều bóng râm. Nhưng giống như cua biển, cua cạn đỏ vẫn thở bằng mang. Để giữ ẩm mang, chúng đào hang. Trong những cơn mưa mùa xuân, cua đực và cái tranh thủ tìm bạn tình và giao phối.
Cuba không phải hòn đảo duy nhất bị cua xâm chiếm. Một loài cua cạn tương tự cũng tràn ra khắp đảo Giáng Sinh ở Ấn Độ Dương vào mỗi mùa thu. Ước tính có khoảng 100 triệu con cua đỏ ở đó bò ra bờ biển để sinh sản. Cua đực bò ra trước và mất vài tuần để tới mặt nước. Chúng chiến đấu để giành lãnh thổ tốt nhất. Cua cái theo sau, giao phối với con đực và mang bọc trứng vài tuần sau.
Ở Cuba, trứng nở khi tiếp xúc với nước biển và cua non lại bắt đầu hành trình trở về rừng sau một thời gian. Ở cả hai đảo, nhà chức trách đều nỗ lực bảo vệ cua bằng cách đóng cửa một số con đường và vỉa hè để đàn cua bò qua.

Sự thật về loài gấu ăn thịt hung tợn trong truyền thuyết Australia
Tuy có ngoại hình giống với gấu koala, nhưng drop bear lại có tính cách hung tợn và đáng sợ hơn rất nhiều.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"
Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.
