Hàng triệu sinh vật màu xanh kỳ lạ dạt bờ biển Mỹ

Hàng triệu sinh vật màu xanh kỳ lạ đã trôi dạt vào những bãi biển đầy đá từ Oregon đến California (Mỹ) trong mùa xuân năm nay, gây bất ngờ cho nhiều khách du lịch.

Chúng là Velella velella, còn có tên “thủy thủ theo chiều gió”. Loài vật nhỏ bé này có chiếc vây tựa như vành mũ.

Hàng triệu sinh vật màu xanh kỳ lạ dạt bờ biển Mỹ
Velella velella nhỏ bé có màu xanh đặc biệt. (Ảnh: Getty Images).

Mặc dù trông giống như một thực thể, Velella velella thực chất là tập hợp của các sinh vật thuộc lớp thủy tức. Chúng dành phần lớn cuộc đời ngoài đại dương, ăn ấu trùng cá hoặc động vật phù du. Velella velella vô hại với con người.

Có một số giả thuyết lý giải về màu xanh rực rỡ của Velella velella. Theo bà Anya Stajner tại Viện Hải dương học Scripps (Mỹ), màu sắc của Velella velella giúp chúng ngụy trang bằng cách hòa vào làn sóng. Giả thuyết khác cho rằng màu sắc này bảo vệ Velella velella khỏi tia UV khắc nghiệt.

Hàng triệu sinh vật màu xanh kỳ lạ dạt bờ biển Mỹ
Velella velella còn có tên là “thủy thủ theo chiều gió”. (Ảnh: Getty Images).

Hàng triệu sinh vật màu xanh kỳ lạ dạt bờ biển Mỹ
Đã có hàng triệu con Velella velella dạt bờ biển Mỹ trong mùa xuân năm nay. (Ảnh: Getty Images).

Nhà sinh vật học đại dương Julia Parrish tại Đại học Washington bổ sung rằng Velella velella sống trong nhiều tháng và di chuyển quanh vòng hải lưu Thái Bình Dương. Thông thường, chúng di chuyển dọc theo bờ biển California đến Trung Mỹ, sau đó băng qua Hawaii đến Nhật Bản và quay trở lại.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu về mối liên hệ giữa Velella velella và nhiệt độ đại dương. Vào năm 2021, cô Parrish đã sử dụng dữ liệu thu thập được từ 20 năm qua để khám phá về hiện tượng dạt bờ hàng loạt của Velella velella và phát hiện ra rằng tình trạng này có nhiều khả năng xảy ra khi mùa đông ấm hơn bình thường.

Khi các đại dương trên thế giới tiếp tục ấm lên do biến đổi khí hậu, có khả năng sẽ có nhiều đàn Velella velella dạt bờ hơn và chúng cũng phát triển mạnh trên biển. Nó khiến các nhà khoa học như Parrish tự hỏi liệu những sinh vật màu xanh nhỏ bé đầy lôi cuốn này có thể tác động phức tạp đến đại dương hơn chúng ta tưởng hay không. Một ví dụ là Velella velella ăn động vật phù du, ấu trùng cá và đặc biệt là trứng cá nên chúng có thể bắt đầu ảnh hưởng đến các loài cá.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài thủy quái mới

Loài thủy quái mới "trỗi dậy" sau 67 triệu năm ẩn mình ở Nam Cực

Hài cốt cổ đại của con thủy quái được tìm thấy gần Căn cứ Marambio, một trạm nghiên cứu Nam Cực của Argentina.

Đăng ngày: 08/04/2024
Phát hiện nhiều sinh vật bí ẩn dưới Thái Bình Dương, có loài thọ tới 15.000 tuổi

Phát hiện nhiều sinh vật bí ẩn dưới Thái Bình Dương, có loài thọ tới 15.000 tuổi

Các nhà khoa học vừa ghi lại được hình ảnh của những sinh vật tuyệt đẹp và bí ẩn ở độ sâu 5.000m dưới bề mặt Thái Bình Dương.

Đăng ngày: 08/04/2024
Đôi cá voi xanh đực kịch chiến giành bạn tình

Đôi cá voi xanh đực kịch chiến giành bạn tình

Ba con cá voi xanh bị cuốn vào cuộc chiến giành quyền giao phối tại vùng biển ngoài khơi thị trấn Port Macdonnell ở phía nam Australia.

Đăng ngày: 06/04/2024
Báo động về tình trạng nước biển xâm lấn các cồn cát ở Australia

Báo động về tình trạng nước biển xâm lấn các cồn cát ở Australia

Theo nghiên cứu, khu vực trung tâm của Bán đảo Younghusband (Australia) đang trong giai đoạn bị xói mòn bờ biển nghiêm trọng, thu hẹp 100m kể từ năm 1980 với tốc độ trung bình 1,9m mỗi năm.

Đăng ngày: 02/04/2024
Phát hiện cá tay màu hồng vô cùng quý hiếm trong xác tàu SS Tasman

Phát hiện cá tay màu hồng vô cùng quý hiếm trong xác tàu SS Tasman

Các thợ lặn khám phá một con tàu đắm SS Tasman ngoài khơi bờ biển Tasmania đã vô cùng ngạc nhiên khi họ phát hiện ra một con cá tay màu hồng cực kỳ quý hiếm.

Đăng ngày: 01/04/2024
Phát hiện nhiễm sắc thể giới tính cách đây 248 triệu năm ở bạch tuộc

Phát hiện nhiễm sắc thể giới tính cách đây 248 triệu năm ở bạch tuộc

Các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiễm sắc thể giới tính lâu đời nhất được biết đến ở bạch tuộc và mực từ 455 triệu đến 248 triệu năm trước - sớm hơn 180 triệu năm so với kỷ lục trước đó.

Đăng ngày: 30/03/2024
Loài cá bơi nhanh nhất đại dương: Sánh ngang

Loài cá bơi nhanh nhất đại dương: Sánh ngang "vua tốc độ" của thảo nguyên

Điều thực sự khiến loài cá này trở nên khác biệt là bởi hệ thống vô số những vây được sắp xếp chính xác dọc theo cơ thể.

Đăng ngày: 29/03/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News