Hành tinh lạ "đột nhập" dải Ngân Hà
Các nhà thiên văn học thế giới mới đây lên tiếng xác nhận việc phát hiện một hành tinh lạ, thuộc một thiên hà khác đã "đột nhập" vào dải Ngân Hà của chúng ta.
Hành tinh "ngoại bang" được đặt tên là HIP 13044b. Hãng thông tấn Fox News dẫn lời các nhà nghiên cứu cho biết, đây là hành tinh giống sao Mộc, di chuyển theo quỹ đạo quanh một ngôi sao vốn được sinh ra trong thiên hà khác nhưng sau đó bị dải Ngân Hà của chúng ta "bắt giữ" cách đây khoảng 6 - 9 tỉ năm.
Một tác dụng phụ của việc "ăn thịt đồng loại trong thiên hà" là mang một hành tinh xa xôi lọt vào "tầm ngắm" của các nhà thiên văn học trên Trái đất.
"Điều này vô cùng thú vị. Chúng ta hiện không có khả năng quan sát trực tiếp các ngôi sao thuộc những thiên hà ngoại bang ... và xác thực chúng", Rainer Klement - chuyên gia thuộc Viện thiên văn học Max-Planck-Institut fur Astronomie (MPIA) ở Heidelberg, Đức và cũng là đồng tác giả nghiên cứu về hành tinh lạ HIP 13044b, cho biết.
Ông Klement nói thêm rằng, các ngôi sao thuộc những thiên hà khác đang toạ lạc ở vị trí quá xa chúng ta nên việc tìm hiểu về chúng có thể là "nhiệm vụ bất khả thi".
Giới chuyên môn đánh giá, khám phá mới về HIP 13044b cũng có thể buộc các nhà thiên văn học phải cân nhắc lại các ý kiến của họ về sự hình thành và sống sót của các hành tinh. Lí do là, HIP 13044b là hành tinh đầu tiên từng được phát hiện quay quanh một ngôi sao vừa "sống rất thọ", vừa vô cùng nghèo kim loại. Các ngôi sao nghèo kim loại điển hình thường thiếu những nguyên tố nặng hơn hydro và heli.
Ông Klement và các cộng sự phát hiện thấy rằng, HIP 13044b đã sống sót qua giai đoạn ngôi sao mà nó quay quanh (sao mẹ) chuyển hoá, trương nở thành một ngôi sao khổng lồ, màu đỏ. (Mặt trời trong dải Ngân hà của chúng ta được dự đoán cũng sẽ bước vào quá trình chuyển hoá tương tự trong 5 tỉ năm tới). Vì vậy, nghiên cứu về hành tinh này cũng có thể cung cấp những manh mối về số phận Hệ Mặt trời của chúng ta.
HIP 13044b đang nằm rất gần ngôi sao mẹ (ngôi sao này hiện đã thu nhỏ kích thước trở lại). Cứ 16,2 ngày (tính theo thời gian trên Trái đất), HIP 13044b hoàn thành một vòng quay quanh sao mẹ. Vào thời điểm tiếp cận gần nhất, nó chỉ cách sao mẹ khoảng 8 triệu kilomét, chỉ bằng 1/18 khoảng cách từ trái đất tới Mặt trời.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
