Hành tinh thiếu từ trường không hợp cho sự sống
Báo cáo của các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu khoáng sản và chất ngưng tụ vật lý (Pháp) cho thấy một số hành tinh có kết cấu bằng đá với trọng lượng gấp nhiều lần Trái Đất nằm ngoài hệ Mặt Trời không thể tồn tại sự sống do thiếu hụt một đặc trưng quan trọng nhất là từ trường.
Ảnh minh họa. (Nguồn Internet)
Giới khoa học cho rằng sở dĩ một số hành tinh bao gồm Trái Đất tồn tại từ trường là bởi vì chúng có bộ phận lõi sắt nóng chảy.
Tuy nhiên nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu khoáng sản và chất ngưng tụ vật lý cho thấy số lượng hành tinh ngoài hệ Mặt Trời mà con người biết được đã vượt quá con số 400.
Trong số những hành tinh trên, vài chục hành tinh có môi trường tương tự như Trái Đất, tuy nhiên kích thước lại gấp nhiều lần Trái Đất. Những hành tinh này được gọi là "Trái Đất siêu cấp," lõi của chúng thường ở trạng thái thể rắn vì thế chúng không có từ trường.
Các nhà khoa học cho biết do không có từ trường vì thế những hành tinh này sẽ bị phơi bày dưới bức xạ gây hại. Hơn nữa, tầng khí quyển của chúng sẽ gặp phải sự phá hủy của các hạt do các hành tinh xung quanh phóng ra. Do đó, sự sống rất khó tồn tại ở những hành tinh này.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng cho biết vẫn còn quá sớm để khẳng định những "Trái Đất siêu cấp" không tồn tại lõi sắt nóng chảy và từ trường. Nhiều khả năng bên trong những "Trái Đất siêu cấp" tồn tại nhiệt độ rất cao đủ để làm cho nguyên tố sắt bị nóng chảy.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
