Hành tinh thứ 9 có lõi sắt bọc băng đá
Các nhà thiên văn Thụy Sĩ phát hiện hành tinh thứ 9 có một lõi sắt rắn đặc được bao bọc bởi băng đá và lớp khí dày đặc.
Theo Science Alert, tháng 1/2016, Konstantin Batygin và Mike Brown, hai nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ California (Caltech), Mỹ, công bố bằng chứng về sự tồn tại của hành tinh mới nằm ở rìa ngoài hệ Mặt Trời, nặng gấp 10 lần Trái Đất. Hành tinh này cách Mặt Trời 149 tỷ km, xa hơn 75 lần so với sao Diêm Vương, và mất từ 10.000 đến 20.000 năm để quay một vòng quanh Mặt Trời.
Cấu tạo của hành tinh thứ 9. (Ảnh: Đại học Bern, Thụy Sĩ).
Trong nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Thiên văn học & Vật lý học thiên thể hôm 6/4, các nhà thiên văn Thụy Sĩ sử dụng dữ liệu có sẵn để tìm ra kích thước, độ sáng và nhiệt độ thực sự của hành tinh thứ 9. Họ xem xét quỹ đạo dự đoán của hành tinh này, và giả lập nó được hình thành từ đĩa tiền hành tinh của Mặt Trời cách đây 4,6 tỷ năm.
"Nghiên cứu của chúng tôi giúp định hình tính chất vật lý cho ứng cử viên là hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt Trời", Christoph Mordasini thuộc Đại học Bern, Thụy Sĩ, cho biết.
Kết quả cho thấy, hành tinh thứ 9 giống một "sao Thiên Vương thu nhỏ" với một lõi sắt rắn chắc được bao quanh bởi băng đá và lớp khí dày đặc. Hành tinh này có bán kính lớn hơn Trái Đất 3,7 lần, nhiệt độ khí quyển bên trên là -226 độ C.
Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu Mặt Trời là nguồn cung cấp nhiệt duy nhất của hành tinh thứ 9 thì nó phải lạnh hơn rất nhiều, do ở cách xa Mặt Trời 149 tỷ km. Tại thời điểm hình thành hành tinh thứ 9, năng lượng hấp dẫn khổng lồ tạo ra trong phần lõi khiến nó nóng chảy suốt hàng tỷ năm. Nhiệt độ này góp phần vào nhiệt độ tổng thể của hành tinh.
Những bức xạ có thể phát hiện xung quanh hành tinh thứ 9 chủ yếu là tia hồng ngoại, do lượng nhiệt bên trong hành tinh tạo ra lớn hơn nhiều so với ánh sáng Mặt Trời nhận được.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng
Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.
