Hành trình 17 năm trị giá 150 tỷ USD xây ISS

Công trình Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) bắt đầu năm 1998, là tổ hợp phức tạp nhất con người từng xây dựng và là biểu tượng hợp tác giữa các cường quốc khoa học.

Hành trình 17 năm trị giá 150 tỷ USD xây ISS
Từ năm 1998 tới nay, công trình này đã tiêu tốn tới 150 tỷ USD, gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần so với các công trình quy mô khác như máy gia tốc hạt lớn LHC 5 tỷ USD, tòa nhà chọc trời 2 tỷ USD The Shard ở London. Khối lượng trạm khoảng 419.454kg, cỡ 227 chiếc ô tô. Trạm cũng có tốc độ di chuyển khá lớn, gấp khoảng 23 lần tốc độ âm thanh, cho phép bay tới Mặt Trăng và quay về trong ngày.

Hành trình 17 năm trị giá 150 tỷ USD xây ISS
Khối công trình đầu tiên được gửi lên vũ trụ có chiều dài 12,6 mét, đường kính 4,1 mét, khối lượng 19.323kg. Tên của khối này là Zarya, có nghĩa là "bình minh" trong tiếng Nga. Nó được phóng lên vũ trụ vào ngày 20/11/1998 từ sân bay vũ trụ Baikonur, Kazakhstan. Mục đích sử dụng ban đầu là để cấp điện, thông tin liên lạc và các chức năng điều khiển, hiện được dùng là kho lưu trữ và bệ phóng.

Hành trình 17 năm trị giá 150 tỷ USD xây ISS
Bộ phận kết nối đầu tiên Unity chuyên vận chuyển các chất lỏng và khí cần thiết cho Hệ thống hỗ trợ và điều khiển môi trường sống. Nó có thể tái chế nước tiểu của phi hành gia thành nước sạch và cung cấp khoảng 5kg oxy mỗi ngày. Nó bắt đầu được sử dụng từ ngày 4/12/1998. Các phi hành gia bắt đầu chuyến làm việc đầu tiên ngoài không gian ngày 7/12/1998, với nhiệm vụ kết nối Unity với Zarya.

Hành trình 17 năm trị giá 150 tỷ USD xây ISS
Zvezda là khu sinh hoạt đầu tiên trên trạm vũ trụ, có chiều dài 13,1 mét, đường kính 4,1 mét, nặng 19.323kg, đưa vào sử dụng từ 12/7/2000. Nó có máy chạy bộ, máy tập đạp xe và tủ đông. Hiện nó vẫn đang là khu trung tâm phần trạm của Nga.

Hành trình 17 năm trị giá 150 tỷ USD xây ISS
Phi hành đoàn đầu tiên gồm một phi hành gia người Mỹ (Bill Shepherd) và hai người Nga (Sergei Krikalev và Yuri Giokenko) bay lên ISS vào ngày 2/11/2000.

Hành trình 17 năm trị giá 150 tỷ USD xây ISS
Mang tên Destiny (Định mệnh), đây là khối phòng thí nghiệm đầu tiên của Mỹ trên trạm vũ trụ, được đưa lên vào ngày 7/2/2001. Nó có kích thước dài 8,5 mét, đường kính 4,3 mét, nặng 14.515kg. Hiện đây vẫn là nơi thực hiện các nghiên cứu chính trên ISS.

Hành trình 17 năm trị giá 150 tỷ USD xây ISS
Bộ kết nối mới Quest được đưa vào sử dụng ngày 12/7/2001, dài 5,5 mét, đường kính 4 mét, nặng 9.923kg. Nó cho phép các phi hành gia Mỹ và Nga với hai bộ trang phục khác nhau có thể thực hiện các chuyến làm việc bên ngoài vũ trụ dễ dàng hơn. Trước đó chỉ có trang phục kiểu Nga là có thể trực tiếp đi ra ngoài không gian từ trạm. Mỹ phải đi qua lối tàu vũ trụ gắn vào trạm.
Chiếc pizza đầu tiên cũng được đưa ra ngoài vũ trụ vào thời gian này. Đây là chiếc pizza của Pizza Hut, Xúc xích khô salami được sử dụng thay vì xúc xích pepperoni để đảm bảo không bị hỏng do thời gian vận chuyển dài. Muối và các gia vị cũng được cho vào nhiều hơn, do thời gian ở trong không gian sẽ làm giảm mùi vị thức ăn.

Hành trình 17 năm trị giá 150 tỷ USD xây ISS
Pirs là nơi neo đậu cho các tàu vũ trụ Nga, được đưa vào sử dụng ngày 14/9/2001. Nó dài 4,9 mét, đường kính 2,6 mét, nặng 3.838kg. Theo kế hoạch nó sẽ được tháo rời khỏi trạm và bị đốt cháy hoàn toàn trong quá trình rơi trở lại bầu khí quyển Trái Đất vào năm 2017. Nga sẽ thay thế nó bằng một phòng thí nghiệm đa năng tên là Nauka.

Hành trình 17 năm trị giá 150 tỷ USD xây ISS
Một thảm kịch đã xảy ra vào ngày 1/2/2003, làm 7 người chết. Tàu Columbia đã gặp sự cố khi một mảnh xốp cách nhiệt bị rơi ra và mắc vào cánh bên trái. Con tàu sau đó đã bị vỡ vụn khi bay vào khí quyển Trái Đất. Thảm kịch này đã làm gián đoạn chương trình tàu con thoi của Mỹ hai năm rưỡi. Việc xây dựng ISS cũng bị ngừng lại.

Hành trình 17 năm trị giá 150 tỷ USD xây ISS
Đây là công trình của Cơ quan không gian Italy, được sử dụng từ 23/10/2007. Nó có chiều dài 6,7 mét, đường kính 4,3 mét, nặng 14.768kg. Nhờ có Harmony, không gian sống và làm việc trên ISS tăng khoảng 20% (từ 420m3 lên 500,3m3). Phần hành lang kết nối được tận dụng để làm các phòng thí nghiệm nghiên cứu. Cái tên Harmony đến từ một cuộc thi đặt tên năm 2007. Ngoài ra còn một số bộ phận kết nối và quan sát, hỗ trợ thí nghiệm được đưa lên ISS vào những năm gần đây.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng khoảnh khắc hiếm gặp giữa Mặt trời và Trái đất này. Khoảnh khắc hiếm gặp khi mặt trời nằm gọn trên đường chân trời, tỏa sáng hoàn hảo, lung linh nhất.

Đăng ngày: 22/07/2018
Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Tiến sĩ Denilso Camargo của Colégio Militar de Porto Alegre, Brazil phát hiện năm cụm sao cầu mới trong thiên hà Milky Way, được xem là chứa hàng trăm nghìn hoặc có thể là một triệu ngôi sao.

Đăng ngày: 22/07/2018
Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Trong năm 2018 này, chuyển động nghịch của sao Hỏa bắt đầu vào ngày 28/6 và theo hướng Tây sang Đông trên bầu trời mà chúng ta nhìn thấy.

Đăng ngày: 21/07/2018
MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

Các nhà du hành vũ trụ sẽ sử dụng một súng bắn tơ lấy cảm hứng từ loài nhện để kéo cơ thể từ điểm này sang điểm khác

Đăng ngày: 21/07/2018
Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Ngày 12/7/2018, tàu vũ trụ New Horizon có dịp khám sát qua bề mặt sao Diêm vương và công bố nhiều thông tin thú vị mới.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tìm thấy 2 hành tinh

Tìm thấy 2 hành tinh "song sinh" khác Hệ Mặt trời

Nhóm nghiên cứu của Đại học Hawaii và Đại học Arizona (Mỹ) đã sửng sốt khi quan sát được một hành tinh mới mang tên 2MASS 0249 c quay quanh một cặp sao lùn đỏ.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News