Hạt giống Việt Nam được đưa lên trồng trên vũ trụ

Khoảng 10 gram hạt giống thảo mộc mọc tự nhiên có giá trị dược liệu đã được Việt Nam sẽ được đóng gói gửi lên Trạm vũ trụ ISS.

10g hạt giống thảo mộc tự nhiên đã được Việt Nam gửi sang JAXA để chuẩn bị đưa lên Trạm vũ trụ ISS.

Khoảng 10 gram hạt giống thảo mộc mọc tự nhiên có giá trị dược liệu đã được Việt Nam gửi sang Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) để đưa vào quy trình kiểm định, đóng gói gửi lên Trạm vũ trụ ISS.

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết, trong khuôn khổ hợp tác với JAXA, cơ quan này đã tham gia Dự án "Chương trình hạt giống du hành vũ trụ" - AhiS.

Mục tiêu của Dự án là hỗ trợ các nghiên cứu về thực vật học và khoa học vi trọng lượng, đào tạo về kiến thức và kỹ năng thực hành thí nghiệm cho các sinh viên và cán bộ trẻ, nghiên cứu về ảnh hưởng của trạng thái vi trọng lượng đến sự phát triển của cây trồng so với trạng thái gieo trồng trên mặt đất.

Theo lộ trình của Dự án, từ cuối năm 2020, các nước trong khu vực sẽ gửi các mẫu hạt giống thảo mộc lên module Kibo trên trạm vũ trụ quốc tế (ISS), thông qua các quy trình của Tổ chức KIBO-ABC. Viện Công nghệ vũ trụ, với vai trò là đầu mối của Việt Nam tại APRSAF, đã đăng ký với KIBO-ABC tham gia 2 dự án về hạt giống và Robot.


Hoa cúc sao nhái là một trong những loại hạt giống được lựa chon gửi lên Trạm Vũ trụ ISS.

Về dự án AHiS, từ tháng 12/2020, Viện Công nghệ vũ trụ và Viện Nghiên cứu khoa học Tây nguyên - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã lựa chọn được 10 gram hạt giống thảo mộc mọc tự nhiên có giá trị dược liệu như: Đảng sâm (Codonopsis javanica (Bl.) Hook.f.et Thomas); Lưỡng luân chân vịt (Diplocyclos palmatus (L.) Jeffrey) và một số hạt giống thực vật có giá trị trang trí hoặc tinh dầu thơm như: Bóng nước eberhardt (Impatiens eberhardtii Tard), Cúc sao nhái (Cosmos bipinnatus Cav), Hoa mào gà (Celosia cristata), phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật của JAXA.

Các mẫu hạt giống này, sau khi được kiểm tra tại Cục bảo vệ thực vật, đã được gửi sang JAXA vào tháng 3/2021 để đưa vào quy trình kiểm định, đóng gói gửi lên ISS. Theo tiến độ được đề ra, trong tháng 4/2021, phía JAXA sẽ chuyển toàn bộ số hạt giống này sang NASA và chuyển lên trạm ISS bằng tên lửa đẩy SpaceX-22 trong tháng 5/2021.

Tại đây, hạt giống được gieo trồng theo cùng điều kiện với cũng loại hạt giống dưới mặt đất. Trong thời gian tiếp theo, các chuyên gia sẽ đo đạc, phân tích sự khác nhau giữa 2 mẫu cây (trên ISS và dưới đất) về hình thái cây, hương thơm, biểu hiện biến đổi gene, năng suất hoa, quả…

Sau khi hạt giống được chuyển lên Trạm ISS bằng tên lửa SpaceX của NASA, mẫu hạt sẽ được chăm sóc, theo dõi theo quy trình đã được định sẵn trong 30 ngày, sau đó được làm lạnh và chuyển xuống Trái đất.

Các mẫu hạt giống này sẽ được sử dụng trong giáo dục và các chương trình nghiên cứu khoa học của mỗi quốc gia và khu vực. Tại Việt Nam, các mẫu hạt giống này sẽ được chuyển lại cho Viện Nghiên cứu khoa học Tây Nguyên - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tiếp tục nghiên cứu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News