Hạt nhân của Trái đất - Lõi đất

Lõi đất là hạt nhân của Trái đất. Từ đáy của lớp Mantle dưới kéo dài vào đến tâm, vào khoảng 3.473km. Theo phân tích các số liệu quan trắc người ta chia lõi đất ra làm 3 lớp: lớp lõi ngoài, lớp quá độ và lớp lõi trong.

Lõi Trái Đất có cấu tạo thế nào?

Bề dày của lớp lõi ngoài là 1.742km, mật độ trung bình khoảng 0,5g/cm3, thể lỏng.

Bề dày của lớp quá độ chỉ có 515km, vật chất quá độ từ thể lỏng sang thể rắn.

Bề dày của lõi trong là 1.216km, mật độ trung bình là 12,9g/cm3, thành phần chủ yếu là sắt, kền, nên còn được gọi là lõi sắt kền.

Tổng trọng lượng của lõi đất là 1,88x1021 tấn, chiếm 31,5% tổng trọng lượng của Trái đất.

Thể tích là 16,2% thể tích Trái đất. Thể tích của lõi đất còn lớn hơn cả sao Hỏa. Vì lõi đất nằm sâu nhất, chịu áp lực lớn hơn vỏ đất và mantle nhiều.

Áp suất ở lõi ngoài là 1,36 triệu atm vào đến lõi trong áp suất tăng lên đến 3,6 triệu atm. Áp suất lớn như vậy thật khó tưởng tượng đối với chúng ta ở trên mặt đất. Một nhà khoa học đã thí nghiệm, trường hợp 1cm3 chịu cáp lực 1.770 tấn, kim cương - chất rắn nhất, cũng mềm nhũn ra.

Ngoài ra, nhiệt độ trong lõi đất cũng rất cao, ước tính khoảng 2.000 - 6.000 độ C. Mật độ trung bình là 10 - 16g/cm3. Trong điều kiện áp suất và nhiệt độ như vậy, khái niệm về thể rắn hay thể lỏng bình thường không còn ý nghĩa gì nữa. Sắt trong đó vừa có độ cứng như sắt, nhưng lại mềm như nhựa đường (dẻo). Chất đó vừa cứng gấp hơn chục lần sắt, nhưng lại có thể biến dạng một cách chậm chạp mà không bị nứt rạn.

Tính chất đặc biệt của lõi đất không thể bắt chước ngay cả trong các phòng thí nghiệm hiện đại, vì thế người ta còn biết rất ít. Nhưng có một điểm mà các nhà khoa học không hề nghi ngờ là lõi đất không bao giờ yên tĩnh, các chất trong lòng đất đang vận động không ngừng. Một số nhà khoa học cho rằng vật chất ở bên trong Trái đất không những chỉ vận động đối lưu giữa lớp trên và lớp dưới. Nhưng tốc độ rất chậm, mỗi năm chỉ di động khoảng 1cm. Có nhà khoa học còn suy ra rằng, vật chất trong lòng đất còn chịu tác động lực hấp dẫn của Mặt trăng, Mặt trời mà rung động một cách nhịp nhàng.


(Ảnh: physics.uoregon)

Điểm trung tâm của Trái Đất nằm ở độ sâu hơn 6.000 km. Ngay cả phần rìa ngoài cùng của lõi Trái Đất cũng sâu đến 3.000 km dưới chân chúng ta.

Lỗ sâu nhất mà con người từng khoan được trên bề mặt Trái Đất là Kola Superdeep Borehole ở Nga và nó chỉ xuống sâu ở mức khiêm tốn, 12,3 km.

Tất cả những hiện tượng quen thuộc trên Trái Đất đều xảy ra ở gần bề mặt.

Nham thạch phun trào từ núi lửa thì đầu tiên tan chảy ở độ sâu vài trăm km. Ngay cả kim cương, vốn chỉ tạo ra được dưới điều kiện sức nóng và áp lực cực lớn, cũng chỉ nằm ở tầng đất đá sâu chưa tới 500km.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 28/04/2025
Truyền thuyết về 12 chòm sao

Truyền thuyết về 12 chòm sao

12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Đăng ngày: 26/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News