Hãy cẩn thận khi bọ rùa đến gần rượu
Các con bọ rùa có thể trông rất xinh đẹp nhưng chúng còn có cả mặt “đen tối” nữa. Ở một số nơi, các con côn trùng đốm tròn này đã trở thành một mối phiền phức bởi vì chúng xâm chiếm nhà cửa và mùa màng, kể cả những vườn nho. Tệ hơn nữa, ngoài người chủ nhà khó chịu ra, các con bọ rùa này còn tiết ra một chất lỏng có mùi hôi có thể vô tình được chế biến cùng với nho và vì thế làm hỏng mùi thơm và hương vị của rượu.
Giờ đây, các nhà hóa học tại trường đại học bang Iowa ở Ames, Iowa, cho biết họ vừa xác định được một số hợp chất là nguyên nhân của mùi độc hại của bọ rùa, một phát hiện có thể đem lại những kỹ thuật mới để tìm và diệt trừ các hợp chất phiền hà này. Nghiên cứu của họ, nghiên cứu có thể làm cho rượu vang trở nên ngon hơn, đã được công bố tại cuộc họp lần thứ 233 của Hiệp Hội Hóa Học Hoa Kỳ.
Ngày càng có nhiều người làm rượu cho biết rằng, rượu của họ có mùi và vị không bình thường, được gọi là “vết bẩn bọ rùa”, vì rượu có mùi và vị giống với mùi hôi đặc trưng của loài côn trùng này. Những người làm rượu cho biết là, có nhiều bọ rùa hơn trong vườn nho và trên những quả nho trong suốt mùa thu hoạch. Các chuyên gia tin rằng, những con bọ này vô tình được hòa lẫn trong nước ép trong khi chế biến và lên men, tạo ra loại rượu vang kém chất lượng.
![]() |
Các nhà khoa học vừa xác định được một số chất hóa học do bọ rùa tiết ra, các chất này có thể làm hỏng mùi thơm và hương vị của rượu.(Ảnh: lternet.edu) |
Sau khi cho những con bọ này vào trong những ống tuýp thí nghiệm, 5 con từng đợt một, các nhà khoa học cẩn thận phân tích các mùi do chúng tiết ra và họ đã tìm ra 28 mùi hôi khác nhau. Trong những mùi này, tiến sĩ Koziel và các cộng sự đã xác định được 4 hóa chất là nguyên nhân chính cho mùi hôi đặc trưng của bọ rùa.
Tất cả các hóa chất này đều thuộc vào nhóm hợp chất có tên là methoxypyrazine, là những hợp chất tạo ra mùi rất nặng, hợp chất này còn được tìm thấy ở những động vật và thực vật khác. Các hợp chất này được xem là có hại cho con người. Tuy nhiên, theo tiến sĩ Koziel, thì “ngay cả với liều lượng rất nhỏ mũi người cũng có thể nhận ra.” Các con bọ rùa có đầy trong chúng những hợp chất có mùi hôi này, ông nói thêm.
Được bọ rùa sử dụng chủ yếu để làm vũ khí tự vệ chống lại các động vật ăn thịt khi chúng bị tất công hoặc đe dọa, hợp chất methoxypyrazine được cho là giống với mùi của ớt chuông xanh hoặc đậu phộng rang.
Tiến sĩ Koziel cho biết, do các hợp chất này có mùi rất nặng nên ngay cả một lượng rất ít cũng có thể ảnh hưởng đến đặc tính của rượu. Mặc dù ông và các cộng sự không thực hiện bất cứ nghiên cứu về rượu thực sự nào, nhưng những nghiên cứu gần đây do những nhà khoa học khác thực hiện đã chứng minh được là, sự gia tăng độc tố của bọ rùa có thể làm giảm đáng kể độ mạnh của trái cây và hoa thiên nhiên có trong rượu.
Trong khi những hợp chất tương tự như vật đã được các nhà khoa học khác tìm thấy trong bọ rùa, tiến sĩ Koziel cho biết, nhóm nghiên cứu của ông đã xác định và nhận dạng được nhiều hóa chất hơn những nhà khoa học khác, kể cả một hóa chất mới, gọi là DMMP (2,5-dimethyl-3-methoxypyrazine), chưa từng được công bố trước đây ở bọ rùa.
Bọ rùa, nhìn chung được xem là côn trùng có ích. Trên hết, bọ rùa là một nguồn kiểm soát sinh học đáng kể đối với giống rệp vừng, những con côn trùng nhỏ chích hút nhựa cây làm hại đến một số cây trồng chính. Một loại rệp vừng gây hại như vậy là rệp vừng đậu nành, một loài xâm chiếm, gần đây đã lan ra khắp các khu vực Midwestern (miền trung tây của Mỹ).
“Với con mồi mới này, sự “giàu có” về số lượng của loài bọ rùa, Harmonia axyridis hay bọ rùa Châu Á nhiều màu, cũng tăng lên,”tiến sĩ Matt O’Neal, đồng tác giả nghiên cứu, nhà côn trùng học trường đại học Iowa, phát biểu. Ông cho biết, giờ đây, những côn trùng có lợi này đang trở thành loài gây hại qua việc xâm chiếm nhà cửa, cây trồng và vườn nho. “Chúng thực sự là loại bọ tốt nguy hại.”
Thanh Vân

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc
Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới
Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam
Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới
Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.
