Hệ hành tinh lạ có 3 "Trái đất hóa sao Kim"

Thợ săn hành tinh tối tân TESS của NASA vừa phát hiện ra một hệ hành tinh lạ lùng, trong đó có một hành tinh được cho là nhỏ nhất trong lịch sử tìm kiếm của TESS.

TESS, chiến binh đang mang nhiệm vụ tìm kiếm các ngoại hành tinh (hành tinh ngoài hệ mặt trời) của NASA, đã xác định được thêm 3 hành tinh cùng quay quanh một ngôi sao lùn loại M mang tên L 98-59, nằm cách chúng ta chỉ 35 năm ánh sáng.

Hệ hành tinh lạ có 3 Trái đất hóa sao Kim
Hình ảnh so sánh 3 hành tinh mới phát hiện với sao Hỏa (Mars) và Trái đất (Earth) - (ảnh: NASA)

Tiết lộ trong bài công bố trên Astronomical Journal, nhóm chuyên gia vận hành TESS, đại diện bởi tiến sĩ Veselin Kostov, từ Trung tâm bay không gian Goddard của NASA và Viện SETI cho biết rất tiếc không hành tinh nào trong hệ hành tinh này thuộc "vùng sự sống" của sao mẹ L 98-59, nơi nước đủ điều kiện tồn tại ở thể lỏng.

Tuy nhiên, một đặc điểm quý giá không kém chúng đang chiếm giữ khu vực gọi là "vùng sao Kim" của sao mẹ. Đó là nơi các hành tinh có thể từng sở hữu bầu khí quyển như trái đất, nhưng trong quá trình tiến hóa của hệ hành tinh, chúng phải trải nghiệm siêu hiệu ứng nhà kính, thứ tước bỏ thô bạo bầu khí quyển của nó và biến nó thành một bản sao của Sao Kim – hành tinh nóng nhất hệ mặt trời.

Trong 3 hành tinh, hành tinh L 98-59b ở gần sao mẹ nhất có kích thước lớn khoảng giữa Sao Hỏa và trái đất, một năm chỉ kéo dài 2,25 ngày và nhận được năng lượng từ "mặt trời" của nó gấp 22 lần so với trái đất. Đây là hành tinh nhỏ nhất trong lịch sử tìm kiếm của TESS.

Hệ hành tinh lạ có 3 Trái đất hóa sao Kim
Mô tả hệ hành tinh mới phát hiện - (ảnh: NASA).

Hai hành tinh còn lại, L 98-59c và L 98-59d, có kích thước lần lượt tương ứng 1,4 và 1,6 lần trái đất, 1 năm lần lượt dài bằng 3,7 và 7,5 ngày Trái đất.

L 98-59d khổng lồ có thể là một thế giới đá giống sao Kim hoặc một thế giới gồm lõi đá nhỏ và bầu không khí dày đặc như sao Hải Vương.

Phát hiện này còn đặc biệt ở chỗ các hành tinh quá gần sao mẹ như 3 hành tinh nói trên cực kỳ khó nhận biết. Từ khoảng cách xa, ánh sáng từ các ngôi sao thường che lấp các hành tinh ở gần đó, khiến đa số hành tinh được ghi nhận trước giờ là những thiên thể ở xa các sao mẹ nhất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thiết bị khoa học của NASA vẽ bản đồ nhiệt ở châu Âu từ không gian

Thiết bị khoa học của NASA vẽ bản đồ nhiệt ở châu Âu từ không gian

ECOSTRESS đã đo nhiệt độ bề mặt ở các thành phố Rome và Milan (Italy), Paris (Pháp), Madrid (Tây Ban Nha) vào các buổi sáng 27-28/6.

Đăng ngày: 05/07/2019
Vệ tinh cùng lúc chụp ảnh nhật thực toàn phần và bão xoáy

Vệ tinh cùng lúc chụp ảnh nhật thực toàn phần và bão xoáy

Chiếc bóng tạo bởi nhật thực toàn phần duy nhất trong năm tương phản với màu trắng của bão cấp 4 trên bề mặt Trái Đất trong ảnh vệ tinh.

Đăng ngày: 04/07/2019
Mời bạn xem video do NASA làm để thấy tốc độ ánh sáng chậm chạp đến thế nào

Mời bạn xem video do NASA làm để thấy tốc độ ánh sáng chậm chạp đến thế nào

Nghe tới tốc độ ánh sáng là đã thấy kinh! Nhưng trong Vũ trụ vô tận (đúng nghĩa đen luôn), thì tốc độ ánh sáng vẫn còn quá chậm.

Đăng ngày: 04/07/2019
Bí mật khiến Neil Amstrong và Apollo 11 suýt tử nạn khi về Trái Đất

Bí mật khiến Neil Amstrong và Apollo 11 suýt tử nạn khi về Trái Đất

Đã có một số “pha thót tim” diễn ra trong suốt chuyến đi tới Mặt Trăng của con người 50 năm trước.

Đăng ngày: 03/07/2019
Siêu lỗ đen

Siêu lỗ đen "ma" bằng 800 triệu Mặt trời hé lộ hiện tượng lạ

Nghiên cứu mới từ Canada đã tìm ra bằng chứng về những siêu lỗ đen có nguồn gốc khác thường bằng cách nhìn xuyên thời gian vào các vật thể ma tuổi đời trên 13 tỉ năm.

Đăng ngày: 03/07/2019
Tưởng đơn giản, hóa ra tiếng

Tưởng đơn giản, hóa ra tiếng "beep" của thiết bị điện tử lại có ý nghĩa và nguồn gốc rất sâu xa

Âm thanh đánh dấu mốc chuyển mình của cả một thời đại.

Đăng ngày: 02/07/2019
Nhật thực toàn phần duy nhất trong năm 2019 nhưng kể cả người ngắm chưa chắc đã vui

Nhật thực toàn phần duy nhất trong năm 2019 nhưng kể cả người ngắm chưa chắc đã vui

Tại sao lại như vậy nhỉ? Đây vốn là sự kiện được giới thiên văn ngóng chờ rất nhiều mà?

Đăng ngày: 02/07/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News