Hé lộ hình ảnh đầu tiên về vật chất tối

Lần đầu tiên, con người đã có thể tận mắt chứng kiến các dải vật chất tối bí ẩn, lẩn khuất phía dưới vũ trụ dễ quan sát bằng mắt thường.

Vật chất tối được coi là đóng vai trò quyết định đối với các giả thuyết nhằm lý giải cách vũ trụ đang giãn nở và cách các thiên hà tương tác với nhau. Mãi tới hiện nay, các nhà thiên văn học mới tạo ra được những hình ảnh trực tiếp đầu tiên về một phần hệ thống vật chất tối, sử dụng một chuẩn tinh như nguồn chiếu sáng.

Chuẩn tinh là một loại nhân thiên hà hoạt động, phát ra bức xạ cường độ cao dưới sự hỗ trợ của một lỗ đen siêu lớn ở trung tâm của thiên hà. Chuẩn tinh được các nhà thiên văn sử dụng nằm cách Trái đất 10 tỷ năm ánh sáng, đã rọi sáng một tinh vân khí khuếch tán khổng lồ, để lộ mạng lưới các sợi kết nối thiên hà trong một lưới vũ trụ.


Hình mô phỏng của máy tính về lưới vũ trụ, bao gồm các sợi vật chất (kể cả vật chất tối) kết nối với nhau. (Ảnh: Daily Mail)

Suốt nhiều năm qua, các nhà vũ trụ học đã dùng những mô phỏng của máy tính về cấu trúc vũ trụ để phát triển "mô hình chuẩn của vũ trụ học". Theo tính toán của họ, khi vũ trụ phát triển, vật chất trở nên bó cụm như một lưới vũ trụ khổng lồ, cấu tạo gồm các sợi và các nút dưới lực hấp dẫn.

Thông qua những kết quả mới nhất thu được từ kính viễn vọng Keck ở Hawaii, các nhà khoa học thuộc Đại học California (Mỹ) và Viện Thiên văn Max Planck (Đức) đã phát hiện một thiên thể vô cùng đặc biệt. "Nó rất lớn, ít nhất gấp 2 lần bất kỳ tinh vân nào từng được khám phá trước đó và nó vươn rộng ra ngoài môi trường của chuẩn tinh trong thiên hà", nhà nghiên cứu Sebastiano Cantalupo nói.

Mặc dù các kết quả quan sát ủng hộ bức ảnh mô phỏng của máy tính về một lưới vũ trụ, nhóm nghiên cứu nhận định, khi khuyếch tán trong tinh vân có thể nhiều hơn gấp 10 lần dự đoán. Sự thiếu chính xác này có thể do những hạn chế trong phân tích không gian của các mô hình hiện tại. Cụ thể là vì, các mô hình dựa trên lưới điện hiện tại đang thiếu khía cạnh nào đó của vật lý cơ bản về cách các thiên hà hình thành và tương tác với các chuẩn tinh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ

Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.

Đăng ngày: 30/01/2025
Vụ nổ Big Bang là gì?

Vụ nổ Big Bang là gì?

Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Đăng ngày: 27/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News